Thêm 4 nhà máy đường phải đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

Theo VSSA, niên vụ mía đường 2020/2021 sẽ tiếp tục có thêm 4 nhà máy đường phải đóng cửa do do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.
Theo VSSA, niên vụ mía đường 2020/2021 sẽ có thêm 4 nhà máy đường phải đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

1,3 triệu tấn đường nhập khẩu đổ bộ

Sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 01/01/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

Kể từ đây, thị trường đường trong nước đã trở thành điểm đến của hàng triệu tấn đường nhập khẩu từ ASEAN. Số liệu nêu tại Hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới” do  Cục Phòng vệ Thương mại và Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức sáng 1/12, những con số giật mình về đường nhập khẩu, đường lậu đã làm tê liệt ngành mía đường nội địa.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, 10 tháng qua đã có 1,3 triệu tấn đường nhập khẩu được nhập về thị trường trong nước với giá còn thấp hơn giá mua mía tại Thái Lan. Giá bán đường của Thái Lan sang Việt Nam thời gian qua chỉ ở mức 350 USD/tấn khiến đường nội thật sự teo tóp, nông nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ, diện tích mía nguyên liệu trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng.

Trước khi hội nhập ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy, sản xuất bình quân 140.000 tấn mía/ngày, niên vụ 2016-2017 sản xuất hơn 1,2 triệu tấn đường, với diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha và hàng chục ngàn hộ nông dân có nguồn thu từ trồng mía.

Sau khi ATIGA có hiệu lực, đến tháng 9/2020, hiện chỉ còn 30 nhà máy hoạt động, 11 nhà máy buộc phải đóng cửa do chi phí sản xuất và giá thành quá cao so với đường nhập khẩu. Trong 30 nhà máy đang hoạt động cũng chỉ có 13 nhà máy có hiệu quả, 17 nhà đang hoạt động trong tình trạng thua lỗ.

Theo số liệu của VSSA, nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động. Niên vụ 2020-2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

“So với niên vụ 2019-2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả”, VSSA dự báo.

Thật ra, không phải chờ đến thời điểm 1/1/2020 DN mía đường trong nước mới gặp khó, từ nhiều năm trước, ngành mía đường Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề do gian lận thương mại đường nhập lậu, với đường nhập lậu chính là loại đường phá giá xuất phát từ Thái Lan. Trong khi các nước sản xuất mía đường khác trong ASEAN bao gồm Thái Lan, Philippines và Indonesia dù đã hoàn thành việc thực thi cam kết ATIGA từ năm 2010 và 2015, nhưng thực tế vẫn áp dụng các biện pháp quản lý để bảo vệ ngành mía đường của họ.

Chính phủ các nước này vẫn đóng vai trò quyết định trong việc trợ giá, bảo vệ chặt chẽ thị trường nội địa và không để đường nhập khẩu giá rẻ trên thị trường quốc tế được tự do tiêu thụ tại thị trường nội địa. 

Không những vậy, theo VSSA, tại 3 nước này, nông dân trồng mía được hỗ trợ thông qua các khoản trợ cấp trực tiếp, gián tiếp và hệ thống chia sẻ lợi nhuận (profit sharing) với nhà máy nhằm bảo đảm thu nhập ổn định từ cây mía. Điều đó có nghĩa giá đường cao thì người nông dân sẽ được hưởng lợi lớn nhất (vì tỷ lệ nông dân có thể lên tới 66-70%).

Cụ thể, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ cho ngành đường ít nhất là 1,3 tỷ USD mỗi năm. Trong đó khoảng trên 775 triệu USD được sử dụng cho khoản trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua Hệ thống bình ổn giá đường (Price Pooling System), tức là tăng trợ giá để bù đắp mỗi khi giá đường trên thế giới sụt giảm. Khoảng 500 đến 525 triệu USD được dùng để thanh toán trực tiếp cho người trồng mía

Doanh nghiệp nội oằn vai

Là doanh nghiệp sản xuất đường lớn với nhà máy 18.000 tấn mía/ngày, cũng đồng thời là hộ tiêu thụ đường đáng kể vào chế biến bánh kẹo, nhưng tác động từ đường nhập khẩu theo ATIGA và đường lậu tới Công ty CP Đường Quảng Ngãi cũng rất nặng nề. 

Ông Võ Thành Đảng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường Quảng Ngãi cho hay, diện tích vùng nguyên liệu mía niên vụ 2019/2020 của Công ty đã giảm xuống 72% so vụ 2018-2019; Sản lượng đường sản xuất niên vụ 2019/2020 cũng giảm 42 % so với vụ 2018-2019.

“Hội nhập đã lộ ra những con số rất minh bạch, với 1,3 triệu tấn đường nhập khẩu sau 11 tháng, cộng với lượng đường sản xuất trong nước niên vụ 2019/2020 đạt 750.000 tấn và hàng trăm ngàn tấn đường nhập lậu, thị phần đường trong nước đang do hàng nhập khẩu chi phối”, ông Đảng nói.

Công ty CP Mía đường Dak Lak thừa nhận, những tác động tiêu cực từ ATIGA là rất rõ rệt, giá đường giảm sâu từ trên 14.000 đồng/kg niên vụ 2017-2018 xuống còn 10.500 – 11.000 đồng/kg trong niên vụ 2018-2019 cả nhà máy và nông dân đều thua lỗ rất nặng nề dẫn đến việc giảm đến 60% diện tích mía.

Niên vụ 2019-2020  Nhà máy thì cạn kiệt vốn đầu tư do thua lỗ, ngân hàng đóng băng tín dụng, nông dân thì không còn mặn mà với cây mía nên phá bỏ gốc mía, giảm đầu tư chăm sóc nên diện tích mía chỉ còn 2.004 ha, năng suất bình quân 45 tấn/ha.  Sản lượng mía và đường vụ này là sản lượng thấp nhất trong 15 năm qua của công ty.

Theo lãnh đạo DN này, niên vụ 2020-2021 sẽ tiếp tục là một niên vụ khó khăn của ngành mía đường nói chung và của công ty chúng tôi nói riêng. Diện tích và sản lượng mía hiện tại chỉ đáp ứng được 50% công suất nhà máy vì vậy công ty chắc chắn sẽ tiếp tục thua lỗ. Bên cạnh đó ngân hàng tiếp tục hạn chế cho vay, chưa có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành đường trong nước trước ATIGA, đường nhập lậu vẫn tiếp tục tràn vào …thì các công ty csản xuất đường từ mía sẽ đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

 Lượng và giá trị xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam 10 tháng đầu năm 2020

STT 

Loại đường 

Khối lượng (tấn) 

Giá trị (USD) 

1

Đường thô

           494,425

    141,039,487

2

Đường trắng

             38,311

      13,427,355

3

Đường luyện

           635,007

    236,005,628

 

Tổng cộng

         1,167,743

    390,472,470

Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Bên cạnh đó, tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hiện tại, cả hai vụ việc đều đang trong quá trình điều tra. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh từ bên ngoài.