Thị trường ôtô sụt giảm: Cảnh báo công nghiệp ôtô
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong số này chúng tôi muốn đề cập việc sụt giảm này ảnh hưởng gì đến ngành công nghiệp ôtô cũng như chiến lược phát triển ngành công nghiệp này.

Mong muốn và thực tế

Mới đây, ông Laurent Charpentier, Chủ tịch Vama khi nói về sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng bán hàng của các thành viên từ đầu năm đến nay đã bày tỏ một sự lo ngại đặc biệt. Đó là nếu tình hình này còn tiếp diễn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô VN.

Điều này gần như không cần bàn cãi vì đơn giản để một ngành nào đó, không riêng gì ngành công nghiệp ôtô thì bắt buộc phải có đầu ra cho sản phẩm. Bán được nhiều, tiêu thụ được nhiều thì sản xuất, công nghiệp mới phát triển.

Vậy nhưng, những gì đang diễn ra với thị trường và ngành công nghiệp này đang đi ngược xu hướng, quy luật phát triển kinh tế ngành. VN mong muốn nếu không muốn nói là rất mong muốn phát triển ngành công nghiệp này từ khá lâu rôi. Hàng loạt chính sách, chiến lược, các giải pháp đã được đưa ra nhưng rồi cuối cùng, đến thời điểm hiện nay đều phá sản, không đạt được mục tiêu gì. Thực trạng ngành công nghiệp này từ các liên doanh cho thấy ho vẫn chủ yếu lắp ráp ở mức đơn giản. Và hầu như các liên doanh (Trừ Ford VN và Mercedes – Benz đã đầu tư thêm những dây chuyền mới phục vụ cho việc lắp ráp các sản phẩm, mẫu mã mới) đều vẫn sử dụng những dây chuyền đã đầu tư tư hàng chục năm nay, những dây chuyền đầu tư từ ban đầu. Vậy tại sao lại có sự khập khiểng giữa mong muốn và thực tế như vậy ?

VN có tới 16 liên doanh sản xuất ôtô, nhưng hiện nay mới chỉ có duy nhất Cty ôtô Trường Hải sản xuất động cơ tại VN.

Cách đây một thời gian, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã cho rằng : “Ngành công nghiệp ôtô VN đang gặp phải vấn đề lựa chọn chiến lược phát triển không phù hợp. Chiến lược phát triển này phải dựa vào hai yếu tố cơ bản là quy mô kinh tế và liên kết – những điều mà chúng ta chưa thành công”. Nhận định này hoàn toàn chính xác. Sự lúng túng trong xác định chiến lược và các giải pháp được nhiều chuyên gia, chính DN khẳng định là nguyên nhân cơ bản “phá sản” ngành công nghiệp này (tính đến thời điểm hiện nay).

Ngoài việc lúng túng trong xác định, xây dựng chiến lược, giải pháp thì một vấn đề cụ thể được nhiều nhà nghiên cứu, phân tích chỉ ra là những vấn đề liên quan đến sự đối lập về nguyên lý như trên đã nói là vừa muốn phát triển công nghiệp ôtô, nhưng lại muốn hạn chế sử dụng các sản phẩm ôtô.

Liệu vẫn vậy ?

Việc chủ tịch Vama có sự lo ngại đặc biệt khi thị trường ế ẩm sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành công nghiệp này về cơ bản là đúng. Nhưng cũng nhiều câu hỏi ngược lại là nếu thị trường khởi sắc thì ngành công nghiệp này có phát triển hay không hay vẫn chỉ như bao nhiêu năm qua ? Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô có thành công ? Các thành viên Vama không ai trả lời được câu hỏi này. Và vì vậy, có thể khẳng định là khi thị trường sụt giảm chắc chắn là có ảnh hưởng nhiều đến các DN, đến ngành, đến nguồn thu NSNN, đến công ăn việc làm, đến phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhưng chắc chắn không ảnh hưởng quá nhiều đến chiến lược phát triển của ngành công nghiệp này. Nhiều chuyên gia đi sâu hơn và đã từng đặt câu hỏi là : Bản thân các liên doanh, khi đề cập sự phát triển ngành công nghiệp này đều cho rằng thị trường quá nhở, kém lợi thế hơn những nước khác về lợi thế đầu tư như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… nhưng họ không và chưa bao giờ trả lời được câu hỏi là thị trường tiêu thụ ở mức nào để có ngành công nghiệp tương ứng. Và việc lên xuống của thị trường không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược phát triển, bởi họ vẫn chỉ lắp ráp đơn giản hoặc nhập khẩu, bán xe, thu tiền. Và có thể tiến tới họ chỉ còn nhập khẩu, bán xe, thu tiền khi mà đến năm 2018, thuế suất đối với mặt hàng này xuống rất thấp, từ 0 – 5%. Tại sao bao nhiêu năm nay không DN liên doanh nào đầu tư vào sản xuất, lắp ráp động cơ, trong khi Trường Hải (DN 100% vốn trong nước, tham gia lĩnh vực ôtô gần như sau nhiều năm so với các liên doanh) vẫn quyết định đầu tư sản xuất động cơ tại VN ? Còn rất nhiều cái tại sao, nhưng có thể khẳng định khi thị trường lên hay xuống thì chẳng có sự lo ngại đặc biệt nào đến chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô VN cả.

Linh Anh
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp