Thiếu rõ ràng về các loại thông tin
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thông tin mà các văn bản quy phạm pháp luật quy định; thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc thuộc thủ tục hành chính của cơ quan; các thông tin khác nếu xét thấy việc công bố, công khai là cần thiết là các loại thông tin được quy định phải công khai tại Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin (Dự thảo).

Nhưng theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy định trên sẽ gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện được quyền của mình trong tiếp cận thông tin. Đơn giản bởi quy định này được đánh giá là thiếu rõ ràng về việc xác định chính xác các loại thông tin sẽ được công khai. Lúc này, người dân, doanh nghiệp phải tự tìm hiểu trong các văn bản pháp luật chuyên ngành để xác định các loại thông tin sẽ được công khai. Mà trong nhiều trường hợp, các văn bản pháp luật chuyên ngành không quy định về việc công khai các thông tin mà văn bản đang quy định nên các chủ thể này cũng không xác định được là các thông tin đó liệu có được phép tiếp cận không.

Vẫn biết là việc liệt kê tất cả các thông tin hiện đang được quy định trong Dự thảo này là khó khả thi nhưng đây là nếu đã quy định về việc tiếp cận thông tin, ít nhất cần phải có quy định xác định “loại” thông tin, chứ không phải là thông tin cụ thể sẽ được công bố, công khai. Hoặc có quy định gắn trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công khai những thông tin này để người dân, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thay vì phải lục tìm trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với nội dung công bố, công khai là các thông tin khác nếu xét thấy việc công bố, công khai là cần thiết, có ý kiến cho rằng, nếu không có phân loại cụ thể sẽ dễ xảy ra tình trạngvừa đá bóng vừa thổi còi. Khi việc công bố công khai các thông tin dạng này tùy thuộc hoàn toàn vào sự đánh giá chủ quan của cơ quan nhà nước, vì vậy, người dân, doanh nghiệp cũng không thể xác định được những loại thông tin nào sẽ được công khai và thực hiện được quyền của mình trong việc tiếp cận.

Ngược lại, với nội dung công bố, công khai là thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc thuộc thủ tục hành chính của cơ quan riêng quy định, nhiều ý kiến nhất trí không cần đưa vào Dự thảo Luật. Đây là thông tin bắt buộc phải công khai theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, thuộc trường hợp “thông tin mà các văn bản quy phạm pháp luật quy định phải được công bố, công khai”, quy định nữa là thừa.

Luật Tiếp cận thông tin được định hướng là văn bản gốc quy định về tiếp cận thông tin, do đó cần phải xác định chính xác loại thông tin được công bố, công khai. Vừa là để tránh hiện tượng các văn bản pháp luật khác không quy định về loại thông tin được công khai, ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, và quan trọng là tạo tính thống nhất và rõ ràng trong quy định về việc tiếp cận thông tin.

Hồng Phương
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân