Thông tư hướng dẫn về thuế trái luật ban hành văn bản pháp luật?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trả lời phỏng vấn của PV báo Diễn đàn DN, bà Nguyễn Thị Thu Hoè – Phó cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, cơ quan này đang tiến hành thảo luận với Bộ Tài chính về tính pháp lý của một số quy định tại Thông tư 130/2016 do Bộ Tài chính ban hành.

Trước đó, tại buổi toạ đàm do Báo DĐDN phối hợp với Ban Pháp chế VCCI và Tổng cục Thuế tổ chức mới đây, các DN rất bức xúc trước việc Thông tư 130 có những quy định trái với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng cho DN, đẩy nhiều DN vào nguy cơ pháp sản.

Sự bất cập nằm ở chỗ, Thông tư 130/2016/TT-BTC được ban hành ngày 12/8/2016, nhưng lại có hiệu lực từ 01/7/2016. Nhiều DN vẫn đang áp dụng theo Thông tư 195/2015/TT-BTC hHướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt để tính thuế với khách hàng đã bị truy thu hàng chục tỷ đồng tiền thuế mà không biết đòi ai. Trong khi đó, Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định, thời gian tối thiểu để các quy định pháp luật ở cấp trung ương có hiệu lực thi hành là sau 45 ngày ban hành, địa phương là 10 ngày. Các DN cảm thấy như bị “đánh úp” khi Thông tư 130/2016 lại có hiệu lực thi hành trước ngày ban hành hơn 1 tháng.

Hơn nữa, không chỉ có Thông tư 130 mà ngay chính văn bản mà nó hướng dẫn là Nghị định 100/2016 cũng vi phạm quy định nói trên. Nghị định 100/2016 hướng dẫn Luật Thuế sửa đổi Thuế GTGT và thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) số 106/2016, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2016. Nghị định 100/2016 được ban hành vào ngày 01/7/2016 và có hiệu lực thi hành ngay đúng ngày ban hành.

Tuy nhiên, theo bà Hoè, thẩm quyền xem xét, kiểm tra tính pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp chỉ đến cấp thông tư. Còn cấp nghị định thuộc thẩm quyền cao hơn.

Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp