Thời cơ để nông nghiệp bứt phá
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đồng thời, ngành cũng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nông nghiệp từ 4,0% đến 4,5%/năm, GDP nông nghiệp tăng từ 3,3% đến 3,5%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn đạt 7,5 -8%/năm.
Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản năm 2007 đạt 12 tỷ USD, trong đó, 5 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, đồ gỗ.

Bộ NN&PTNT đánh giá, với vị thế là một trong những nước xuất khẩu nhiều loại nông sản giá trị cao, nhiều mặt hàng đã khẳng định vị thế số 1 trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới – giai đoạn ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, đây chính là thời cơ để nền nông nghiệp bứt phá khỏi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tư duy “tự sản, tự tiêu”…

Để tận dụng cơ hội này, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu phát triển bền vững với phương châm “phát triển một nền sản xuất hàng hóa hướng mạnh ra xuất khẩu”. Do đó, yêu cầu khắc phục những khó khăn mang tính nội tại để nâng cao năng lực cạnh tranh đang là một yêu cầu cấp thiết.
Điều đặc biệt quan trọng là, cần thay đổi nhận thức của nông dân về sản xuất sản phẩm an toàn và đáp ứng nhu cầu thị trường; đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, ngay trong năm 2008, ngành sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường; hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng, vệ sinh hàng nông, thủy sản… để đáp ứng các đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường.

Theo đó, cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản năm 2008 căn cứ trên năng lực sản xuất của ngành trong thời gian qua. Theo đánh giá, mặc dù các mặt hàng thuộc nhóm nông – lâm – thủy sản bị giới hạn mở rộng bởi nhiều nguyên nhân (diện tích sản xuất ngày càng thu hẹp, vấn đề chăn nuôi trồng trọt gặp thiên tai, dịch bệnh…), song giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu không vì thế mà sụt giảm do nhờ áp dụng các biện pháp đổi mới phương thức sản xuất, trồng trọt (giống cây trồng, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch…).

Theo định hướng, năm 2008, ngành NN&PTNT sẽ tập trung nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng xuất khẩu với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng… Đồng thời, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tăng trưởng cao, như chế biến đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như cao su, thực phẩm chế biến.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành các cơ chế chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư trong nước và nước ngoài; xây dựng Chương trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để phục vụ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nông nghiệp, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái mang đặc tính riêng của Việt Nam, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng hàm lượng công nghệ trong sản xuất, chế biến, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Nguồn: Báo Đầu tư