Thực thi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn 2012: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Những nội dung đó đã được đưa ra thảo luận tại Tọa đàm: “Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn 2012 sau một năm thực hiện” do Công đoàn Công Thương tổ chức ngày 30/9 tại Hà Nội.

Nỗ lực thực thi

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Quách Văn Ngọc, Trưởng ban Chính sách pháp luật, Công đoàn Công Thương cho biết, hiện toàn ngành Công Thương có 558 đơn vị công đoàn cơ sở, đang quản lý 177.684 lao động. Sau một thời gian thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn 2012, có thể thấy các cấp công đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc cập nhật những thay đổi của hai Bộ Luật so với Luật cũ.

Các doanh nghiệp đã thực hiện thanh toán tiền lương đầy đủ cho người lao động với mức thu nhập bình quân của người lao động là 6 triệu đồng/người/tháng. Trong đó khối doanh nghiệp nhà nước đạt khoảng 5,2 triệu đồng và ngoài nhà nước đạt khoảng 6,8 triệu đồng. Việc nâng bậc lương hằng năm cho người lao động được các DN thực hiện theo quy chế nâng bậc lương của DN, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động đã được ký kết.

Việc chấp hành các quy định của Luật bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động trong thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Các chế độ bảo hiểm xã hội như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…đều được các DN quan tâm thực hiện thanh toán kịp thời, không còn tình trạng nợ đọng bảo hiểm hàng năm. Bên cạnh đó, các quy định về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, chính sách đối với lao động nữ, việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức viên chức, hội nghị người lao động cũng đã được DN quan tâm và thực hiện nghiêm chỉnh.

Nhưng còn nhiều bất cập

Tuy nhiên, các ý kiến thảo luận tại diễn đàn cũng chỉ ra rằng, những nỗ lực trong việc thực thi Luật mới vẫn chưa có được sự chuyển biến rõ nét. Nguyên nhân là do các văn bản dưới Luật chậm ban hành, dẫn đến tình trạng mỗi ngành, mỗi địa phương vận dụng theo cách hiểu khác nhau, không thống nhất quyền lợi cho người lao động.

Theo đó, các ý kiến trao đổi tại tọa đàm hầu hết đề cập đến những vướng mắc liên quan đến ký kết HĐLĐ, chi trả chế độ cho người lao động khi thôi việc, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thời gian làm việc, thu nhập và tiền lương…

Chia sẻ quan điểm về vấn đền này, ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Công đoàn Xăng dầu Việt Nam cho biết, từ khi Bộ Luật Lao động mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực thực thi, tập đoàn đã thực hiện nghiêm túc việc sửa đổi. Trong bộ Luật mới này, các điều khoản mới đưa ra đã quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng trong một số trường hợp lại gây bất lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ như việc thanh toán chế độ cho những trường hợp chấp dứt hợp đồng lao động. Điều này có thể không ảnh hưởng nhiều đến những DN có nguồn thu ổn định nhưng lại là  nỗi lo lớn đối với những DN không có nhiều nguồn thu.

Ở một khía cạnh khác, vấn đề về tổ chức đối thoại cũng đang gặp nhiều vướng mắc cần được giải quyết… ông Phạm Văn Thịnh, Phó chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) cho rằng, thời gian giãn cách để tổ chức đối thoại là khá cứng nhắc. Bởi trên thực thế, việc tổ chức Hội nghị người lao động cũng chính là hình thức cao nhất của đối thoại trực tiếp. Các DN đang gồng mình để tập trung lao động sản xuất trong khi việc thực hiện các cuộc đối thoại theo quý như Luật ban hành lại chiếm nhiều thời gian.

Vì vậy, đa số các ý kiến đều thống nhất đề nghị Chính phủ cần ban hành thêm Nghị định hướng dẫn thi hành Luật và các quy định cần rõ ràng, tránh chung chung, khó hiểu gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện.

Nguyễn Hường
Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/doi-thoai/63502/van-con-nhieu-vuong-mac.htm#.VC4oomd_uxU