Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ: Chế tài làm khó doanh nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Trần Việt Hùng cho biết, hệ thống văn bản pháp luật bảo hộ quyền SHTT của nước ta cho đến thời điểm này về cơ bản đã đầy đủ. Tuy nhiên, yêu cầu lớn nhất đặt ra đối với hệ thống bảo vệ quyền SHTT của Việt Nam hiện nay là đáp ứng yêu cầu về tính “hiệu quả” theo Hiệp định TRIPS, tức là không chỉ là các văn bản đầy đủ mà phải thực thi có hiệu quả, bảo đảm ngăn chặn và ngăn ngừa được hành vi xâm phạm.

– Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, thưa ông?

Nguyên nhân của thực trạng này trước hết là do các cơ quan thực thi chưa thực sự quyết liệt vào cuộc. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi nhiều (quản lý thị trường, thanh tra khoa học công nghệ, công an kinh tế, thanh tra văn hóa thông tin , hải quan, hệ thống tòa án…) nhưng chồng chéo và thiếu sự phối hợp. Trình độ của nhiều cán bộ hiểu biết về thực thi quyền SHTT chưa nhiều; nhận định, xử phạt… còn lúng túng.

Về phía doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Khi cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an phát hiện có sự vi phạm về quyền SHTT, báo cho chủ thể quyền nhưng không nhận được sự hợp tác của họ với lý do rất đơn giản là ngại tốn kém hoặc ngại ảnh hưởng đến uy tín… và kết quả là nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá cho vấn đề này.

– Khi xảy ra tranh chấp quyền SHTT, các doanh nghiệp, cá nhân cần phải thu thập chứng cứ và biết rõ địa điểm vi phạm để thông báo cho các cơ quan thực thi.

– Doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ của các nhà tư vấn luật khi có tranh chấp xảy ra.

– Hiện nay có ý kiến cho rằng những vi phạm mang tính chất dân sự, các chủ thể quyền phải có thư cảnh báo cho bên vi phạm. Đây là thời gian để bên vi phạm tiêu hủy các chứng cứ. Quy định này làm giảm hiệu quả thực thi quyền SHTT, thưa ông?

Theo quy định của Luật SHTT, nếu vi phạm có tính chất dân sự các chủ thể quyền phải có cảnh báo cho bên vi phạm trong một thời hạn nhất định phải chấm dứt toàn bộ các hành vi vi phạm trước khi xử lý hành chính. Điều này nhằm tăng trách nhiệm giải quyết bằng biện pháp dân sự các vụ xâm phạm quyền SHTT. Tất nhiên trong trường hợp các vụ việc cấu thành tội phạm hoặc các vụ vi phạm gây hậu quả cho toàn xã hội, thì cơ quan thực thi có quyền trực tiếp xử lý mà không cần cảnh báo. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cũng cho thấy, các hành vi xâm phạm quyền SHTT có xu hướng ngày càng tinh vi, các doanh nghiệp, chủ thể quyền đã bỏ nhiều thời gian, kinh phí để phát hiện được kẻ xâm phạm, khi có cảnh báo đến người xâm phạm thì sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT tiêu hủy chứng cứ, hàng tồn kho hoặc doanh nghiệp đó sẽ sản xuất thêm một số lượng lớn các sản phẩm vi phạm làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sở hữu quyền.

– Nhưng chế tài quá nhẹ khi xử phạt các hành vi vi phạm cũng khiến các doanh nghiệp bức xúc, thưa ông?

Hằng năm, số vụ vi phạm SHTT được tòa án dân sự các cấp đưa ra xét xử chưa đến chục vụ. Trong khi đó theo thống kê của các cơ quan chức năng, 10 tháng đầu năm hàng ngàn vụ vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết các vụ vi phạm quyền SHTT đều được xử lý theo Pháp lệnh vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hiện nay mức xử phạt vi phạm này chưa thống nhất giữa Luật SHTT và Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính. Theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt tối đa không quá 100 triệu đồng/vụ. Trong khi đó mức xử phạt theo Luật SHTT là bằng hoặc bị phạt gấp 5 lần mức độ vi phạm. Quy định này vừa gây khó khăn cho cả các cơ quan trong thực thi bảo vệ quyền SHTT cũng như hiệu quả của việc xử phạt chưa cao.

– Vậy theo ông, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan thực thi trong giai đoạn hiện nay cần làm gì để tăng cường hơn nữa vấn đề bảo vệ quyền SHTT?

Thứ nhất, cần hoàn chỉnh và sửa đổi các quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm cho phù hợp với Luật SHTT và các luật liên quan. Thứ 2, cần quy định các mức phạt rõ ràng với tính răn đe cao hơn. Thứ 3, tiếp tục đào tạo để nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi. Thứ 4, cần phải chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực thi, làm thế nào để hệ thống thông tin được nhanh nhạy, dễ tiếp cận, tránh tình trạng việc của cơ quan nào thì chỉ cơ quan đó nắm được.

Về phía các doanh nghiệp, nên đầu tư xây dựng một bộ phận chuyên về SHTT. Các doanh nghiệp cũng nên đăng ký xác lập kịp thời quyền SHCN đối với những sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các cơ quan thực thi có thể bảo vệ tốt nhất cho doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra.

– Xin cảm ơn ông.

Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp