Thuế Thu nhập DN trong lĩnh vực bảo hiểm : Sẽ có nhiều thay đổi
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thuế TNDN được áp dụng theo Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó doanh thu, thời điểm xác định doanh thu và một số khoản chí phí được trừ đặc thù như sau: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thu được do cung ứng dịch vụ BH và hàng hoá, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu thêm mà DN BH được hưởng chưa có thuế GTGT.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh BH

Đối với hoạt động kinh doanh BH và tái BH là số tiền phải thu về thu phí BH gốc; thu phí nhận tái BH; thu hoa hồng nhượng tái BH; thu phí quản lý đơn BH; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%; thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một DN BH hạch toán độc lập sau khi đã trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí BH; giảm phí BH; hoàn phí nhận tái BH; giảm phí nhận tái BH; hoàn hoa hồng nhượng tái BH; giảm hoa hồng nhượng tái BH.

Trường hợp các DN BH tham gia đồng BH, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của từng bên là tiền thu phí BH gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng BH cho mỗi bên không bao gồm thuế GTGT.

Đối với hợp đồng BH thoả thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ.

Trường hợp có thực hiện các nghiệp vụ thu hộ giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa đơn vị hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của DN BH thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế không bao gồm phần doanh thu thu hộ.

Doanh thu từ hoạt động môi giới BH.

Thời điểm xác định doanh thu

Thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động kinh doanh BH là thời điểm bắt đầu phát sinh trách nhiệm của DN BH, hợp đồng BH đã được giao kết giữa DN BH và bên mua BH DN BH đã chấp nhận BH và bên mua BH đã đóng phí BH hoặc thời điểm xuất hoá đơn; đối với các khoản thu còn lại, là thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền hoặc thời điểm xuất hoá đơn.

Khoản chi được trừ và không được trừ

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định theo quy định cụ thể của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn. Một số khoản chi cụ thể được trừ đối với DN BH được xác định như sau: Chi bồi thường theo hợp đồng BH gốc, hợp đồng tái BH sau khi đã trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như thu bồi thường nhượng tái BH, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%;

Nguyên tắc chi bồi thường BH gốc đối với các DN BH phi nhân thọ: Theo đúng phạm vi BH, điều kiện BH quy định tại hợp đồng BH đã được thoả thuận giữa các bên và có bằng chứng chứng minh thiệt hại xảy ra.

Chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100%; Chi quản lý đại lý BH theo quy định của pháp luật về hoạt động BH; Chi đề phòng, hạn chế tổn thất, mức chi không quá 2% số phí BH thực tế thu trong năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định; Chi đề phòng hạn chế tổn thất phải đúng mục đích theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh.

Các khoản tiền thưởng theo hoạt động kinh doanh của DN cho người lao động ngoài tiền lương nhưng có ghi rõ chỉ tiêu thưởng trong hợp đồng lao động, hoặc thoả ước lao động tập thể, hoặc quyết định của Hội đồng quản trị, hoặc Ban Giám đốc và được tính toán hợp lý.

Hoàng Hà
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp