Thương mại Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ duy trì tăng trưởng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 298,8 triệu USD, tăng 36,3%; nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 25 triệu USD, tăng 13,1%.

Xét cơ cấu hàng xuất khẩu, mặt hàng điện thoại và linh kiện có giá trị kim ngạch cao nhất với 140,5 triệu USD, tăng 117,2%; đứng thứ hai là mặt hàng xơ, sợi dệt đạt 55,9 triệu USD, giảm 20%; tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,1 triệu USD, tăng 64,4%; dệt may đạt 13,3 triệu USD, giảm 19,4%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 8,6 triệu USD, tăng 83%; cao su đạt 8,3 triệu USD, giảm 14,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,7 triệu USD, tăng 32,6%; sắt thép đạt 4 triệu USD, tăng 66,7%; giầy dép đạt 3,7 triệu USD, tăng 12,1%; chất dẻo nguyên liệu đạt 3,5 triệu USD, giảm 10,3%…

Như vậy, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ quý I/2014, có 4 mặt hàng giảm, trong đó giảm mạnh nhất là xơ, sợi dệt. 6 mặt hàng còn lại đều có mức tăng trưởng tốt, trong đó điện thoại và linh kiện có mức tăng cao nhất.

Đáng lưu ý, sản phẩm điện thoại và linh kiện đã vượt qua hàng xơ, sợi dệt vươn lên vị trí đứng đầu về giá trị trong xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ, đóng góp tích cực cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ trong 3 tháng đầu năm 2014.

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Thổ Nhĩ Kỳ các sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp. Trong đó, vải các loại có giá trị kim ngạch cao nhất với 6,7 triệu USD, tăng 81,1%; tiếp theo là máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 4,8 triệu USD, giảm 5,9%; dược phẩm 2,5 triệu USD, tăng 7,8%; quặng và khoáng sản khác đạt 1,3 triệu USD, gấp 40,6 lần; sản phẩm từ chất dẻo 670 ngàn USD, tăng 16,7%…

Theo Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, hợp tác thương mại song phương đang tăng trưởng tốt trong lĩnh vực thép. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là quốc gia sản xuất vật liệu ngành thép hàng đầu trên thế giới và Việt Nam đang nhập khẩu nhiều chủng loại loại thép từ thị trường này, trong đó phần lớn là phế liệu và phôi thép phục vụ sản xuất trong nước. Năm 2013, ước kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt gần 16 triệu USD. Con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác trao đổi thương mại mặt hàng thép giữa hai nước.

Hiện có khá nhiều đoàn doanh nghiệp trong ngành thép của cả Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng và thép chế tạo chất lượng cao phục vụ nhu nội địa và xuất khẩu.

Ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí chiến lược quan trọng trong chính trị và phát triển kinh tế, thương mại của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.  Ngoài việc việc xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, hàng hóa Việt Nam còn có thể thâm nhập thuận lợi hơn vào các nước châu Âu, Trung Đông cũng như Bắc Phi.

Hiện Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật; Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại; Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp; thành lập Ủy ban hỗn hợp kinh tế, thương mại; Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam- Thổ Nhĩ Kỳ; đang hoàn tất đàm phán và các thủ tục pháp lý nội bộ để tiến tới ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về Hợp tác hàng không; Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đường bay đến Việt Nam. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

“Với tiềm năng sẵn có, cộng đồng doanh nghiệp hai nước đang cơ nhiều cơ hội để tăng cường trao đổi thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của mỗi nước, góp phần củng cố quan hệ kinh tế thương mại trên cơ sở cân bằng hơn”- ông Huy chia sẻ.

Hùng Cường
Nguồn: Báo điện tử Công thương