Tiềm năng xuất khẩu máy vi tính sang châu Phi
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nhu cầu tin học hóa của châu Phi Các công ty dịch vụ tin học nổi tiếng thế giới như Accenture, Unilog hay Capgemini đang lao vào cuộc đua để mở chi nhánh tại châu Phi nhằm tiếp cận khách hàng của mình. Lý do duy nhất là nhắm tới nhu cầu tin học hóa ngày càng mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực kinh tế, của các cơ quan công quyền cũng như của các hộ gia đình. Với tỷ lệ trung bình 9 máy tính trên 1.000 người dân, sự thâm nhập của lĩnh vực tin học tại châu Phi còn khá thấp. Tuy nhiên, quan niệm về sử dụng máy tính đã có nhiều tiến triển kể từ khi Internet xuất hiện tại châu lục này vào giữa những năm 1990. Giờ đây, tại châu Phi, máy tính không còn là “chiếc máy chữ tinh vi” nữa mà đóng vai trò chiến lược đối với các doanh nghiệp và là một công cụ phát triển đối với các quốc gia. Các ngân hàng và công ty viễn thông châu Phi có nhu cầu rất lớn về tin học hóa nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking), giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động (M-Banking) và Internet di động. Việc phần lớn các quốc gia châu Phi triển khai những chương trình chính phủ điện tử và việc phát triển giáo dục cũng làm tăng nhu cầu của châu Phi về các trang thiết bị và giải pháp tin học. Tình hình xuất khẩu máy tính sang châu Phi Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang châu Phi đạt 68,8 triệu USD, tăng 177% so với năm 2010. Năm 2011, nhóm hàng này đã có mặt tại 27 nước châu Phi. Các nước nhập khẩu nhiều máy tính và linh kiện của Việt Nam nhất gồm Nam Phi (29,4 triệu USD), Nigeria (16,7 triệu USD), Ethiopia (4,7 triệu USD), Keyna (3,3 triệu USD), Algeria (2,1 triệu USD), Sudan (1,7 triệu USD), Senegal (1,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (1,2 triệu USD) và Ghana (1,1 triệu USD)./. Theo TTNN