Tố tụng hành chính: Tháo “ràng buộc” cho Tòa để bảo vệ quyền công dân
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tòa tỉnh có nên “gánh” việc cho Tòa huyện?

Theo giải trình của TANDTC tại phiên họp, đề nghị giao việc giải quyết theo trình tự sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện cho TAND cấp tỉnh như Điều 33 Dự thảo Luật để khắc phục những hạn chế trong công tác xét xử liên quan đến những vụ án hành chính này.

Tuy nhiên, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp không tán thành quy định mở rộng thẩm quyền cho TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các khiếu kiện hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện như vậy vì cho rằng không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp đã nêu trong Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về mở rộng thẩm quyền cho TAND cấp huyện.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh, quy định như vậy không đề cao được vai trò, bản lĩnh của đội ngũ Thẩm phán cấp huyện trong giải quyết sơ thẩm án hành chính. Và để giải quyết những vướng mắc cho Tòa án cấp sơ thẩm, Dự thảo Luật có quy định “Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện” (Điểm g Khoản 1 Điều 34). 

Song theo qui định của Dự thảo Luật, TAND cấp tỉnh vẫn xét xử những quyết định hành chính của UBND tỉnh và của Chủ tịch UBND tỉnh, của các Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, nên nếu giao cho TAND cấp tỉnh giải quyết cả các vụ khiếu kiện đất đai của cấp huyện mà “không cẩn thận, không tính kỹ thì dồn việc cho Tòa án cấp cao và Tòa án Tối cao. Như vậy thì mục tiêu cải cách tư pháp chúng ta lại không đạt được” – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cẩn trọng yêu cầu.

Tòa không “dài tay” để sửa quyết định hành chính sai

Đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung qui định về việc phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nhưng đề nghị xem xét lại các quy định về trình tự kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật và trách nhiệm thực hiện kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật cho hợp lý và chỉ nên quy định về thẩm quyền kiến nghị và việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp Thẩm phán, Hội đồng xét xử xét thấy cần phải kiến nghị cơ quan khác sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan khác trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

Cho rằng nhiệm vụ của Tòa án là phán xử quyết định hành chính đó đúng hay sai, ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc dứt khoát rằng: “Nếu quyết định hành chính sai thì Tòa phải chỉ ra được sai ở chỗ nào, chứ Tòa không được quyền thay đổi để ra một bản án hành chính khác. 

Trên cơ sở của pháp luật, Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan hành chính đó hoặc là phải thay đổi toàn bộ, hoặc hủy bỏ quyết định đó, nghĩa là Tòa không “dài tay” vào các quyết định hành chính, không làm thay chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước”.

Thống nhất với đề nghị của TANDTC, nhiều ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật chỉ quy định về trình tự, thẩm quyền kiến nghị xử lý văn bản pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, pháp luật. Còn trách nhiệm xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị và trả lời của các cơ quan có thẩm quyền thì được thực hiện theo quy định của luật. 

Do đó, TANDTC cũng kiến nghị đưa vấn đề này vào Dự thảo Luật Ban hành văn bản pháp luật, trong đó cần xác định cụ thể thời gian xử lý để làm căn cứ cho Toà án giải quyết vụ việc đã được thụ lý. Đa số ý kiến của Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng trong tố tụng hành chính không cần thiết Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa. Theo Báo Điện tử Pháp luật Việt Nam