TPHCM: các ngành công nghiệp lớn tăng trưởng thấp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ngoài ra, sự sụt giảm của tỷ giá VND/USD cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong tháng 3-2008 đạt 30.612 tỷ đồng, tăng 7,8% so với tháng 3-2007. Tuy nhiên, một số ngành có tỷ trọng lớn tăng rất thấp, như: dệt (tăng 2,6%), hóa chất (tăng 7,7%), thậm chí một số ngành đã giảm sản lượng so cùng kỳ, như: sản xuất kim loại (giảm 25%), chế biến gỗ (giảm 14,2%)…

Bên cạnh đó, một số ngành vẫn giữ mức tăng trưởng cao, như: sản phẩm điện, điện tử (tăng 32,9%), cơ khí chế tạo (tăng 24,9%), trong đó sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

Tính chung quý 1 năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM đạt 89.645 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái (quý 1/2007 tăng 12% so với quý 1/2006). Trong đó, khu vực trong nước đạt 55.286 tỉ đồng, tăng 11% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34.359 tỉ đồng, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2007. Có 23 trong tổng số 27 ngành sản xuất tăng, trong đó có 12 ngành tăng cao hơn mức tăng bình quân. Bốn ngành giảm là: khai thác than, chế biến gỗ, sản xuất kim loại và tái chế.

Sản xuất công nghiệp tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn dẫn đầu mức tăng trưởng. Có 18 trong tổng số 22 ngành sản xuất tăng, trong đó những ngành chiếm tỷ trọng cao tăng khá cao là: thiết bị điện tăng 74,6%; sản xuất radio, tivi tăng 43,4%; sản xuất ô tô tăng 2,2 lần; điện tăng 47,8%. Riêng hai ngành có tỷ trọng cao nhất là thực phẩm đồ uống và da giày có mức tăng tương ứng là 0,7% và 10,7%. Những ngành giảm là: hóa chất, chế biến gỗ, máy móc thiết bị, sản xuất giường tủ, bàn ghế.

Nguồn: TTXVN