TPHCM: Doanh nghiệp FDI ở KCN tiếp tục tăng vốn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza), thu hút vốn FDI trong KCX-KCN của thành phố trong 9 tháng đầu năm nay đạt hơn 341 triệu đô la Mỹ, tăng 114,27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hepza, số vốn tăng cao này phần lớn dựa vào các dự án đang hoạt động tiếp tục tăng vốn mở rộng đầu tư. Cụ thể có đến 23 dự án đang hoạt động trong KCX-KCN điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt gần 278 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 110% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng kể nhất là Công ty TNHH Sài Gòn Precision của Nhật tại khu chế xuất Linh Trung II đã điều chỉnh tăng thêm 129 triệu đô la Mỹ nhằm mở rộng, nâng cấp dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ và xây dựng nhà máy thứ tư có diện tích 2,2 ha tại khu chế xuất này. Với việc tăng vốn, Công ty Sài Gòn Precision đã nâng tổng vốn đầu tư đăng ký lên 219 triệu đô la Mỹ.

Công ty Nidec Tosok Việt Nam, thành viên của tập đoàn Nidec của Nhật Bản, đã quyết định tăng thêm 95,8 triệu đô la Mỹ để mở rộng nhà máy sản xuất của mình tại khu chế xuất Tân Thuận. Với việc tăng vốn này, tổng vốn đầu tư của công ty này đã đạt 205,6 triệu đô la Mỹ.

Theo giới phân tích, đợt tăng vốn này của các doanh nghiệp FDI trong KCX-KCN không ngoài mục tiêu đón đầu một đợt tăng trưởng mới của nền kinh tế vào hai ba năm tới cũng như những cam kết hội nhập sâu rộng của Việt Nam.

Trong khi đó, đối với các dự án đầu tư mới được cấp phép, theo Hepza, dù trong 9 tháng qua cũng chỉ có 14 dự án mới được cấp mới với quy mô vốn vừa và nhỏ đạt tổng cộng 63,6 triệu đô la Mỹ, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng đến 134,43%.

Hepza cho biết việc thu hút ngành nghề đầu tư trong thời gian qua phù hợp với chính sách kêu gọi đầu tư của thành phố như ngành dược phẩm, nhựa, cơ khí…

Trong đó, đáng chú ý là dự án xây dựng khu kỹ nghệ Việt -Nhật của liên doanh giữa Tập đoàn Unika (Nhật Bản) và Công ty cổ phần khu công nghiệp Hiệp Phước với vốn đầu tư 32 triệu đô la Mỹ nhằm mục tiêu xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn Nhật Bản để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành cơ khí chính xác, công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản.

Hepza cũng cho biết, trong những tháng cuối năm sẽ tập trung rà soát quỹ đất sẵn sàng thu hút đầu tư, chính sách giá cho thuê đất, cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho thu hút đầu tư năm 2014. Đồng thời, Hepza sẽ tiếp tục hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển…

Đến nay, tại các KCN, KCX trên địa bàn thành phố có 1.263 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 7,48 tỷ đô la Mỹ. Trong đó có 502 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,526 tỷ đô la Mỹ; 761 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 44.294 tỷ đồng; có 1.042 dự án đang hoạt động…

Đến nay, tại các KCN, KCX trên địa bàn thành phố có 1.263 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 7,48 tỷ đô la Mỹ. Trong đó có 502 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,526 tỷ đô la Mỹ; 761 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 44.294 tỷ đồng; có 1.042 dự án đang hoạt động…

Hiện tổng diện tích đất cho thuê ở các KCN, KCX của thành phố đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 73%; trong đó có 12 KCN, KCX có tỷ lệ lấp đầy đạt 98%. Còn tổng số lao động đang làm việc trong các KCN, KCX là 269.856 người, tăng 1.565 người so với quí 2-2013.

Số dự án cấp mới trong 9 tháng đầu năm 2013 trong KCX-KCN TPHCM

Quốc gia Số dự án Tỷ lệ % số dự án Số đầu tư (triệu đô la Mỹ) Tỷ lệ % vốn đầu tư
Nhật 4 28,57 31,95 50,24
Singapore 3 21,43 16,75 26,34
Úc 1 7,14 9,8 15,41
Đài Loan 1 7,14 3,5 5,5
Đức 1 7,14 0,8 1,26
Thụy Điển 1 7,14 0,3 0,47
Mỹ 1 7,14 0,25 0,39
Đan Mạch 1 7,14 0,15 0,24
Hàn Quốc 1 7,14 0,1 0,16
Tổng 14 100 63,6 100

Theo Kinh Tế Sài Gòn