TTCK bình ổn, sẽ tiếp tục nới rộng biên độ giao dịch
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường đang rất kém; phần dư mua rất lớn trong khi dư bán gần như không có. Hơn nữa, thị trường đang diễn biến khá tích cực do vậy UBCK đã quyết định có những điều chỉnh biên độ. Tất nhiên, việc điều chỉnh là có lộ trình nhất định để dần dần đưa về biên độ cũ. Bước đầu tiên là điều chỉnh tăng thêm 1%, sẽ thực hiện từ ngày 7/4. Nếu thị trường tiếp tục diễn biến tích cực thì biên độ này sẽ được nới rộng tiếp. Việc nới rộng này tạo điều kiện cho doanh số giao dịch đi lên nhưng đồng thời vẫn có thể kiểm soát thị trường. 

Khi đưa ra mức điều chỉnh tăng thêm 1%, UBCK có những tính toán nào về diễn biến của thị trường?

– Tăng thêm 1% là mức nới lỏng biên độ ở mức vừa phải. Đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời để xem các hiệu ứng của thị trường như thế nào rồi mới có những điều chỉnh tiếp. Chúng ta cũng không thể nói là tăng thêm 1% thì tính thanh khoản sẽ tăng thêm bao nhiêu % bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào phản ứng của thị trường. Nếu như áp dụng biên độ +/-2% thì tăng kịch trần đạt khoảng 8-9 điểm. Theo tôi với việc thị trường mới hồi phục thì đây là mức hợp lý. Việc tiếp tục mở biên độ sẽ theo lộ trình nhưng ngày giờ cụ thể thì lại phụ thuộc vào diễn biến tích cực của thị trường. 

 UBCK đã làm gì để các ngân hàng ngừng giải chấp? Liệu sau khi điều chỉnh biên độ có xảy ra chuyện các ngân hàng tiếp tục giải chấp và nhà đầu tư ồ ạt bán ra?

– Tôi được biết là Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với Hiệp hội ngân hàng và Hiệp hội  đã có công văn gửi các ngân hàng thương mại về việc rà soát và tiến hành ngưng giải chấp. Khi mà giá chứng khoán đi xuống quá thấp, ngân hàng không thấy động thái nào từ các cơ quan quản lý, hoặc là do các hợp đồng cầm cố, các hợp đồng repo đến hạn đáo hạn khiến họ phải giải chấp. Tôi cho rằng có chỉ đạo từ Chính phủ và phía Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng thương mại sẽ ngừng việc giải chấp. 

Tôi không nghĩ là khi thị trường có dấu hiệu tốt lên thì các ngân hàng lại tiếp tục giải chấp. Chúng ta đã đưa ra ngưỡng để các ngân hàng có cơ sở hỗ trợ thị trường. NHNN đã đảm bảo khi mà các ngân hàng ngưng giải chấp thiếu thanh khoản sẽ được vay tái chiết khấu 9%. Đây là cái ngưỡng mà các ngân hàng thương mại chưa dùng tới. 

Có thông tin về việc các nhà đầu tư ngoại rút vốn. Ông nói gì về điều này?
 

 – Tôi khẳng định không có sự suy giảm hay rút vốn ra khỏi thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng đã phối hợp với các ngân hàng lưu ký để kiểm tra số dư trên tài khoản của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Chúng tôi nhận được một số tin đồn trên thị trường về việc các nhà đầu tư này rút khỏi thị trường. Kiểm tra cho thấy chỉ có một số tổ chức đầu tư cơ cấu lại danh mục đầu tư bằng cách bán ra một số cổ phiếu đang nắm giữ để mua lại các cổ phiếu khác hoặc đầu tư vào trái phiếu để hưởng lợi suất kép do lãi suất phát hành ở mức rất cao. Hiện không có dấu hiệu nào thể hiện nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.

Trước đây, lượng cổ phiếu mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài thường lớn hơn lượng bán ra khoảng 2-3 lần.

Kiểm tra các dữ liệu trong những phiên gần đây cho thấy lượng đặt lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn rất nhiều so với số lượng đặt lệnh bán. Cụ thể, tổng số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đặt mua của các nhà đầu tư nước ngoài, qua 4 phiên gần đây, vào khoảng 32,2 triệu cổ phiếu trong khi số lượng bán của họ trong 4 phiên đó chỉ là 4,6 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, họ chỉ mua được 1,88 triệu đơn vị và bán 4,6 triệu cổ phiếu do tình trạng dư bán luôn bằng 0 xảy ra liên tục trong các phiên vừa qua. Chính vì vậy, thoạt nhìn chúng ta tưởng nhà đầu tư nước ngoài đang cố tình bán ra trên thị trường để giữ vốn. 

Việc SCIC tham gia thị trường trong thời gian tới thế nào thưa ông? 

– Hiện SCIC vẫn thực hiện mua để hỗ trợ thị trường. SCIC cũng đang trình Thủ tướng việc trích lập ra một quỹ để tách việc mua để hỗ trợ thị trường và việc kinh doanh mua vào bán ra theo chức năng đầu tư mà SCIC được giao. Nếu cơ chế này được ban hành thì sẽ dễ quản lý hơn. Chúng tôi vẫn có những xử lý riêng khi trao đổi với SCIC về mức độ công bố thông tin liên quan đến việc mua vào của đơn vị này. Còn việc mua theo tính chất đầu tư của SCIC thì họ phải tuân thủ quy định về công bố thông tin trong trường hợp giao dịch của cổ đông nội bộ hoặc của cổ đông lớn.

Đề xuất về thay đổi quy định tỷ lệ sở hữu của nước ngoài hiện đã đến đâu rồi thưa ông?

Ngưỡng tạm thời với thị trường chứng khoán niêm yết là 49%. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa mức độ mở hơn các công ty đã niêm yết. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện mà Thủ tướng đã có quyết định như ngân hàng thì vẫn giữ ở mức 30%. Trong đề án về thị trường đại chúng chưa niêm yết sẽ đưa vào vận hành trong cuối quý II và đầu quý III năm 2008, chúng tôi cũng đề xuất ngưỡng tạm thời với các công ty này là vào khoảng 40%, thấp hơn quy định của chứng khoán niêm yết. Việc giảm đi này là do khả năng kiểm soát và mức độ mở của công ty đại chúng chưa niêm yết thoáng hơn với công ty niêm yết trên thị trường. Đề xuất này đang được trình và chờ quyết định chính thức của Thủ tướng. Về sau này các ngành nghề khác nhau sẽ có các ngưỡng khác nhau chứ không phải có cùng mức thống nhất. Các công ty chứng khoán vẫn áp dụng mức 49%.

Một số công ty chứng khoán cho rằng họ muốn góp vốn thành lập một quỹ bình ổn thị trường. Ý kiến của UBCK về vấn đề này thế nào?

– Chúng tôi cũng có đề xuất với Chính phủ về vấn đề này. Cụ thể có sự phối hợp giữa quỹ từ SCIC, các thành viên thị trường để phối hợp hỗ trợ thị trường trong trường hợp khó khăn. Tuy nhiên đây là hướng khá dài hạn và phụ thuộc vào sự đóng góp của các thành viên thị trường và vì lợi ích của toàn thị trường.

Nguồn: Báo Điện tử Việt Nam Nét