Từ việc cấm xe tự chế
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Không rõ ràng, thiếu chính xác có lẽ là nhược điểm lớn nhất của các văn bản pháp quy hiện nay. Chính vì vậy chuyện xe tự chế không chỉ trở thành vấn đề thời sự đáng quan tâm mà còn bộc lộ nhiều điểm yếu khác của bộ máy hành chính và trong công tác quản lý.

Khi xe lôi Trung Quốc được nhập về Việt Nam (nguyên chiếc hoặc linh kiện lắp ráp) ồ ạt thì mới thấy các cơ quan liên quan “vô tư” cỡ nào ? Cùng một văn bản 1992 mà mỗi nơi nói một phách, mỗi bộ, ngành một ý khác nhau: Cục Đăng kiểm, Bộ Công thương, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Giao thông Vận tải… Chưa kể chính quyền các tỉnh, nơi cho, nơi không cho đăng ký xe lôi. Chuyện thời sự nóng hổi như vậy mà trong khi đó, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lại “vẫn chưa được báo cáo thông tin cụ thể về tình trạng xe lôi Trung Quốc nhập khẩu”. Và phải đợi khi xe lôi Trung Quốc sắp trở thành nguy cơ mới trên đường thì Sở Giao thông Công chính TPHCM mới đưa ra được đề án chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế, trong đó có chú ý “giúp các chủ phương tiện thuộc diện chuyển đổi có điều kiện chuyển đổi sang phương tiện khác để làm ăn”. Phải sau đề án của TPHCM mấy ngày thì Bộ Giao thông Vận tải mới đưa ra được kiến nghị gửi Thủ tướng, mà kiến nghị này lại đến từ việc Chính phủ giao cho Bộ nghiên cứu đề án của TPHCM!

Cách đây trên dưới hai mươi năm, chính sách thuế và quota nghiêm ngặt đã làm cho xe gắn máy có giá cao ngất ngưởng khó có thể với tới đối với đại đa số người dân rồi bỗng dưng xe gắn máy Trung Quốc giá rẻ được cho nhập khẩu vô tội vạ mà không tính đến vấn đề an toàn giao thông, thực trạng đường sá trong nước, những cảnh báo về nguy cơ kẹt đường như ở Thái Lan… “Xả cảng” như thế thì người lao động nào mà không kiếm cái xe hằng mơ ước để làm phuơng tiện đi lại. Hậu quả thì như đã thấy. Nay với xe lôi Trung Quốc, vấn đề có vẻ như đang được lặp lại?

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online