UniCredit dự đoán nhu cầu dầu năm 2013
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo IEA, sang năm, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 1 triệu thùng/ngày. Như vậy, nhu cầu sang năm sẽ lại tăng chút ít so với 2 năm trước đó (năm 2011 tăng 0,7 triệu thùng/ngày, 2012 tăng 0,8 triệu thùng/ngày). Tiêu thụ dầu đã tăng liên tục kể từ năm 1983 (trong suốt 30 năm).

Các nhà phân tích thuộc UniCredit nhận định, nhu cầu dầu gần như bảo đảm được mức tăng trong cả chuỗi thời gian qua. Chẳng hạn, nhu cầu không sụt giảm vào các năm 1987 (sụp đổ trên thị trường chứng khoán), năm 1990 (suy thoái ở Mỹ, khủng hoảng tiết kiệm và cho vay, cuộc chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất) và năm 2001 (nổ bong bóng công nghệ cao). Ngoại lệ duy nhất trong 30 năm qua là nạn bùng nổ bong bóng nhà ở tại Mỹ. Năm 2008 và 2009, nhu cầu dầu thế giới giảm lần lượt 0,6 triệu thùng/ngày và 1,3 triệu thùng/ngày. Dự đoán, năm 2013, trung tâm tiêu thụ dầu của thế giới sẽ chuyển từ các nước OECD sang các nước ngoài OECD. Nhu cầu tiêu thụ dầu của các nước ngoài OECD sang năm được dự đoán ở mức trung bình là 45,72 triệu thùng/ngày so với 45,15 triệu thùng/ngày của các nước OECD.

Lượng cung dầu từ các nước ngoài OPEC trong năm 2013 dự đoán sẽ tăng 700.000 thùng/ngày, lên 53,9 triệu thùng/ngày. Nhưng phần lớn mức tăng này không đến từ Nga như giai đoạn 2000-2009, mà chủ yếu đến từ Brazil, Mỹ và Canada. Sát thời điểm tuyên bố phá sản năm 1998, sản lượng dầu của Nga giảm từ 11 triệu thùng/ngày xuống 6 triệu thùng/ngày. Sau đó sản lượng của nước này hồi phục nhanh chóng, đạt 10,3 triệu tấn năm 2011. Đây là mức tăng trưởng rất khá trong điều kiện mà người ta cho rằng, tại một “mỏ khổng lồ” trung bình có thể chỉ khai thác được 0,5-1 triệu thùng/ngày. Trong thập niên qua, Nga đã khám phá được gần 10 “mỏ khổng lồ” và đã bắt đầu khai thác. Năm 2009 và 2011, Nga trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, vượt cả Saudi Arabia. Nhờ đó mới có khả năng đáp ứng nhu cầu tăng mạnh từ phía các nước đang phát triển. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2010, sản xuất dầu ở Nga trì trệ và sẽ còn trì trệ trong năm 2013. Theo các nhà phân tích của UniCredit, về dài hạn, yếu tố này sẽ rất quan trọng và sẽ tác động tới giá dầu.

Trong tương lai, Mỹ và Canada sẽ là trọng tâm của tăng trưởng sản xuất dầu. Trong đó, 40% mức tăng là dầu truyền thống (bao gồm cả dầu từ đá phiến sét), 25% là các thành phần dầu hóa lỏng (khí ngưng hóa lỏng – NGL) và 20% là mức tăng của dầu từ cát dầu của Canada. Năm 2013 có 400.000 thùng dàu/ngày được khai thác từ các mỏ đá phiến sét. Mức độ chi phí ở các mỏ khác nhau sẽ rất khác nhau.

Theo đánh giá của Công ty phân tích Rystad Energy, 85% các mỏ có lợi nhuận ở mức giá 60 USD/thùng. Tuy nhiên, ở đây muốn nói tới giá của dầu bekken, mà do hạn chế về vận chuyển và lưu kho nên thường được bán với giá thấp hơn so với WTI. Trong tháng 6/2012, trong khi dầu brent giao dịch ở mức 90 USD/thùng, thì giá dầu bekken thấp hơn.

Năm 2013, có thể OPEC sẽ tăng sản lượng thêm 245.000 thùng/ngày, lên 35,03 triệu thùng/ngày. Con số này thấp hơn so với mức tăng 750.000 thùng/ngày của năm 2012. IEA cho rằng, năng lực sản xuất tự do của cả OPEC vào khoảng 3,48 triệu thùng/ngày. Lượng công suất tự do này hoàn toàn đủ để đáp ứng nhu cầu ngay cả khi bị khủng hoảng.

Tại các khu vực khác, sản lượng khai thác giảm. Theo dự đoán, sản lượng những loại dầu mà có thể cung cấp theo hợp đồng kỳ hạn của brent, sẽ giảm từ khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2011 xuống còn 800.000 thùng/ngày cuối năm 2012. Petrobras đã giảm chỉ tiêu sản lượng của mình từ 3,1 triệu thùng/ngày năm 2015 xuống còn 2,5 triệu thùng/ngày năm 2016. Khối lượng khai thác nhìn chung giảm ở Biển Bắc, Mexico và tại 16 trong số 20 mỏ lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh đó, UniCredit cho rằng, tăng sản lượng dầu là điều rất quan trọng.

Trong tháng 5 vừa qua, dự trữ dầu cho công nghiệp là 2,67 tỷ thùng, khoảng 59 ngày sử dụng, cao hơn mức trung bình 5 năm một chút. Thiếu vắng số liệu về dự trữ ở các nước đang phát triển sẽ là vấn đề lớn, nhất là trong trường hợp nếu dự đoán rằng, bắt đầu từ năm 2013, nhu cầu dầu ở các nước này sẽ cao hơn ở các nước công nghiệp phát triển.

Tóm lại, UniCredit dự đoán, trong năm 2013 giá dầu vẫn ở mức tương đối cao. Trong đó, brent có khả năng ở mức giá 120 USD/thùng. Nhu cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục mới, và để đáp ứng được nó, chỉ có thể nhờ vào sự hỗ trợ của các nguồn thay thế có chi phí cao. Sự suy giảm sản xuất ở Nga cho thấy, những ngày tăng nhanh lượng cung, đồng thời cũng cần thiết trong điều kiện nhu cầu tăng ở các nước đang phát triển, đã lùi xa. Mức dự trữ công nghiệp cao ở các nước OECD, cũng như công suất sản xuất tự do tương đối lớn của OPEC tạo được quãng đệm quan trọng bảo vệ chống lại sự căng thẳng cao về địa chính trị ở Trung Đông./.

Theo quote.rbc.ru  – Báo điện tử Báo Đối ngoại Vietnam – Economic News