Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Úc
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ước tính, trong tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt khoảng 1 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2012 lên mức 2,86 tỷ USD, tăng 42,3% so với quý 1/2011. Nếu như, trong những quý tiếp theo của năm 2012, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng thì mục tiêu xuất khẩu của năm 2012 sang thị trường này là 14 tỷ USD sẽ về đích.

Trong tháng 3/2012 ước tính kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này cũng đạt khoảng 1 tỷ USD, dẫn đến cả quý 1/2012, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 2,6 tỷ USD, tăng 13,53% so với quý 1/2011. Dự báo, trong năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản sẽ đạt 11,61 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011; và tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Nhật Bản trong cả năm 2012 sẽ vượt mốc 20 tỷ USD.

I. Tình hình kinh tế Nhật Bản

+ Tháng 2/2012: thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng cao

Theo thông tin từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết thặng dư thương mại trong tháng 2/2012 của nước này ở mức 32,9 tỷ yên (395 triệu USD). Trước đó, các chuyên gia kinh tế đã ước tính một mức thâm hụt 120 tỷ yên. Thặng dư thương mại trong tháng 2/2012 với sản lượng xuất khẩu cao hơn dự báo đang châm ngòi cho một đợt tăng giá của đồng yên.

Giá trị các lô hàng xuất đi trong tháng đã giảm 2,7% so với một năm trước đó, thấp hơn hẳn so với dự báo 6,5% trước đó của các chuyên gia kinh tế. Trong khi đó, sản lượng nhập khẩu đã tăng 9,2%.

Lượng hàng xuất sang Trung Quốc giảm 13,9% so với cùng kỳ 2011, tuy nhiên số này được bù đắp bởi lượng hàng xuất sang Mỹ tăng 11,9%, dù giá trị xuất khẩu của hàng hóa vào Mỹ vẫn thấp so với Trung Quốc.

Việc đồng yên mất giá khoảng 7% so với đồng USD kể từ khi Ngân hàng Nhật Bản mở rộng gói kích thích tiền tệ vào ngày 14/ 2 đã khiến khả năng cạnh tranh của các hãng xuất khẩu Nhật tăng lên đáng kể. Doanh số bán lẻ tháng 2/2012 tại Mỹ tăng cao nhất trong vòng 5 cũng là một dấu hiệu cho sự phục hồi cho nhu cầu thế giới, cải thiện triển vọng về nền kinh tế Nhật vốn đang phải vật lộn với những khó khăn sau thảm họa kép tháng 3/2011.

+ Nhật Bản lập gói cho vay ngoại tệ lên tới 12 tỷ USD

Các biện pháp kích thích kinh tế của ngân hàng Trung ương Nhật Bản đưa ra sau khi các nhà lập pháp trong đảng cầm quyền kêu gọi các bước đi tích cực hơn để chống lại giảm phát.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã mở thêm một chương trình cho vay bằng USD với tổng trị giá 1.000 tỷ yên (12 tỷ USD) và đang mở rộng quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa thêm 500 tỷ yên.

Các biện pháp kích thích kinh tế của BOJ được đưa ra sau khi các nhà lập pháp trong đảng cầm quyền Dân chủ nước này kêu gọi các bước đi tích cực hơn để chống lại giảm phát. Việc mở rộng mua lại trái phiếu vào tháng trước đã làm suy yếu đồng yên so với USD, hỗ trợ các nhà xuất khẩu nước này và phục hồi nền kinh tế từ sau trận động đất năm ngoái.

Goldman Sachs và Nomura Securities đã nâng dự báo tăng trưởng cho Nhật Bản trong tháng này do dòng vốn đầu tư tăng và phục vụ công cuộc tái thiết sau trận động đất, sóng thần tháng 3/2011. Chính phủ đã dành khoảng 20 nghìn tỷ yên để xây dựng lại đất nước sau thảm họa năm ngoái khiên hơn 19.000 người chết hoặc mất tích. Kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu hồi phục sau một quý suy thoái.

II. Diễn biến tình hình xuất nhập khẩu thực tế

1. Tình hình xuất khẩu

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản trong tháng 2/2012 đạt 982,6 triệu USD, so với tháng trước tăng 14,86%, đồng thời so với tháng 2/2011 tăng mạnh 111,6%. Tính chung trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,86 tỷ USD, tăng 49,51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ước tính, trong tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt khoảng 1 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2012 đạt 2,86 tỷ USD, tăng 42,3% so với quý 1/2011. Nếu như, trong những quý tiếp theo của năm 2012, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng thì mục tiêu xuất khẩu của năm 2012 sang thị trường này là 14 tỷ USD sẽ về đích.

Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, ngoài cao su và khoáng sản, các mặt hàng khác như dệt may, thuỷ sản, dây điện và dây cáp điện, giày dép cũng ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này, đặc biệt là mặt hàng dệt may.

Trong những năm gần đây, dệt may luôn là mặt hàng chủ đạo xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, nhất là từ khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ tháng 10/2009, với quy định giảm tất cả các mức thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật Bản xuống 0%, đã tạo cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này. Ngay cả khi Nhật Bản chịu tác động về thảm hoạ động đất, sóng thần, xuất khẩu dệt may của Việt vào Nhật Bản không có dấu hiệu giảm. Trong tháng 2/2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản đạt 142,62 triệu USD, so với tháng 1/2012 tăng 14,57%. Qua 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản đạt 265,8 triệu USD, tăng 33,59% so với 2 tháng/2011. Nhật Bản là thị trường lớn đứng thứ ba trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt , sau Hoa Kỳ và EU.

Đứng ở vị trí số 1 là mặt hàng dầu thô với kim ngạch đạt 335,4 triệu USD trong 2 tháng/2012, tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm trước. Thuỷ sản cũng là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 131 triệu USD trong hai tháng qua, tăng 24,67%, đứng thứ 3 sau mặt hàng dệt may.

Ngoài các mặt hàng trên, sản phẩm giày dép của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng đạt mức tăng trưởng cao và ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản, với mức tăng 17% đạt 62,8 riệu USD trong 2 tháng/2012.

Để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu ổn định sang thị trường Nhật Bản trong những năm tiếp theo, các doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu và tìm hiễu kỹ những đặc thù của thị trường Nhật Bản, ngoài các khách hàng truyền thông cần mở rộng thêm quan hệ với các khách hàng mới. Bên cạnh đó, những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, cũng là những yêu cầu rất cơ bản khi làm hàng xuất khẩu sang thị trường Nhât Bản mà doanh nghiệp trong nước cần phải quan tâm.

Tham khảo một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản T2 và 2T/2012

Mặt hàng

T2/12

(USD)

So T1/12

(%)

So T2/11

(%)

2T/12

(USD)

So 2T/11

(%)

Tổng

982.601.463

14,86

111,60

1.861.035.198

49,51

Dầu thô

152.526.861

-1,62

*

335.388.537

869,01

Hàng dệt, may

142.625.329

14,57

123,84

265.806.019

33,59

Phương tiện vận tải và phụ tùng

126.963.403

35,42

245,07

220.574.183

155,61

Máy móc, t/bị, dụng cụ phụ tùng

110.046.903

34,11

130,16

191.621.165

66,45

Hàng thủy sản

68.452.378

7,26

87,95

130.097.868

24,67

Gỗ và sản phẩm gỗ

50.952.739

17,05

99,42

94.174.023

27,12

Máy vi tính, sp điện tử và lk

31.390.204

16,83

30,72

58.807.037

-1,52

Giày dép các loại

30.248.401

-5,52

38,16

62.079.634

16,99

Sản phẩm từ chất dẻo

29.495.683

40,95

82,12

50.383.030

29,25

Dây điện và dây cáp điện

29.289.929

33,24

-49,84

51.272.680

-64,36

Cà phê

19.955.099

54,89

98,43

32.838.371

48,00

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

15.368.999

-0,44

96,43

30.695.734

31,76

Sản phẩm từ sắt thép

10.474.063

9,14

115,93

20.066.024

27,15

Điện thoại các loại và linh kiện

9.956.277

-1,61

1.635,09

20.075.452

404,69

Than đá

9.864.358

-23,42

-62,38

22.040.601

-61,93

Kim loại thường khác và sp

6.876.274

65,47

123,05

11.021.409

48,40

Giấy và các sản phẩm từ giấy

6.816.953

47,81

46,26

11.428.869

9,06

Sản phẩm từ cao su

5.904.358

37,70

96,90

10.192.347

43,30

Sản phẩm gốm, sứ

5.775.147

19,02

85,22

10.627.580

50,66

Máy ảnh, máy quay phim và lk

5.519.159

192,02

155,61

7.409.150

-10,50

Thủy tinh và các sp từ thủy tinh

4.939.985

-14,29

648,57

10.703.641

401,81

Hàng rau quả

4.199.272

52,00

141,76

6.961.968

35,12

Hóa chất

4.060.475

-40,02

125,87

10.830.288

105,76

Sản phẩm hóa chất

3.191.209

-61,97

-52,41

11.646.922

-25,78

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

3.059.379

13,00

128,60

5.766.680

61,71

Cao su

3.017.235

5,89

-54,78

5.866.598

-45,97

Đá quý, kim loại quý và sp

2.724.092

26,17

116,07

4.883.213

11,97

Xăng dầu các loại

2.522.454

-75,22

*

12.702.466

6.949,41

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

1.787.649

-8,12

24,17

3.733.332

-11,10

Hạt tiêu

1.775.922

56,06

178,23

2.913.870

50,60

Chất dẻo nguyên liệu

1.646.080

93,81

-47,47

2.492.720

-68,72

Xơ, sợi dệt các loại

1.424.579

8,06

4,05

2.742.912

-28,15

Sắt thép các loại

1.399.891

452,18

129,45

1.653.412

36,47

Quặng và khoáng sản khác

475.200

-70,27

-41,75

2.073.780

20,10

Sắn và các sản phẩm từ sắn

202.470

-15,53

-30,26

442.162

-14,51

Hạt điều

128.928

-75,54

8,66

652.933

3,86

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

2. Tình hình nhập khẩu

Trong tháng 2/2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản đạt 953,1 triệu USD, tăng 46,03% so với tháng trước, và tăng 47,13% so với tháng 2/2011. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm lên mức 1,6 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 13,38%. Ước tính, trong tháng 3/2012 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD, tới quý 1/2012, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 2,6 tỷ USD, tăng 13,53% so với quý 1/2011. Dự báo, trong năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản sẽ đạt 11,61 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011; và tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Nhật Bản trong cả năm 2012 sẽ vượt mốc 20 tỷ USD.

Nhìn chung, xét về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm không có sự thay đổi nhiều, dẫn đầu vẫn là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm. Kể từ năm 2011 đến nay, Nhật Bản vẫn là một trong số 3 thị trường lớn Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trong thời gian qua, sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trong 2 tháng đầu năm 2011, có 3 mặt hàng được nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch từ 100 –400 triệu USD như: máy móc thiết bị phụ tùng đạt 421,25 triệu USD, tăng 17% so với 2 tháng/2011; máy tính linh kiện điện tử tăng 93,73%, đạt 257,3 triệu USD; ngược lại nhập khẩu sắt thép giảm 15,85%, đạt 185,19 triệu USD…

Đáng chú ý, so với 2 tháng/2011, kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, xe máy nguyên chiếc, xăng dầu các loại và phân bón các loại đạt mức tăng trưởng khá cao lần lượt là 261,35%, 123,6% và 300,13%.

Ngược lại, chỉ có kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm sút như: linh kiện phụ tùng ô tô giảm 11,81%; hóa chất giảm 9,82%; chất dẻo nguyên liệu giảm 7,19%…

Tham khảo một số mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản trong T2 và 2 T/2012

 Mặt hàng

T2/12

(USD)

So T1/12

(%)

So T2/11

(%)

2T/12

(USD)

So 2T/11

(%)

Tổng

953.108.516

46,03

47,13

1.603.125.280

13,38

Máy móc, t/bị, dụng cụ, phụ tùng

252.378.023

49,42

44,59

421.251.769

16,99

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

143.465.049

26,04

147,24

257.296.490

93,73

Sắt thép các loại

108.648.204

41,93

0,28

185.195.816

-15,85

Sản phẩm từ chất dẻo

59.383.914

60,00

86,50

96.130.399

54,89

Sản phẩm từ sắt thép

45.088.517

111,97

90,08

66.281.191

41,64

Vải các loại

40.532.581

37,49

24,06

69.973.859

13,80

Linh kiện, phụ tùng ô tô

28.318.876

36,57

-3,93

47.887.900

-11,81

Chất dẻo nguyên liệu

25.420.954

38,52

-1,76

43.707.448

-7,19

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

18.880.606

94,68

41,19

28.572.997

28,05

Hóa chất

17.138.990

94,17

67,23

25.735.765

-9,82

Kim loại thường khác

16.392.111

131,54

55,89

23.471.848

13,71

Dây điện và dây cáp điện

12.833.497

41,32

68,60

21.909.352

42,19

Sản phẩm hóa chất

12.803.231

-15,55

-39,63

27.279.396

-31,06

Linh kiện, phụ tùng xe máy

11.059.100

126,92

43,48

15.932.628

21,70

Sản phẩm từ cao su

9.444.964

44,46

74,90

15.979.738

38,43

Phân bón các loại

8.706.217

20,41

530,89

15.936.676

300,13

Ô tô nguyên chiếc các loại

7.881.926

326,13

-38,25

9.496.220

-73,73

Cao su

7.453.254

28,88

-2,75

13.209.193

-1,99

Sản phẩm từ kim loại thường khác

6.998.804

40,69

45,34

12.014.418

14,99

Giấy các loại

6.977.375

93,11

38,64

10.590.487

0,46

Hàng thủy sản

3.837.448

129,37

101,86

5.508.738

24,54

Sản phẩm từ giấy

3.767.162

59,22

-4,11

6.126.510

-20,97

Phế liệu sắt thép

3.673.047

987,79

135,60

4.010.708

59,81

Điện thoại các loại và linh kiện

3.002.395

-24,61

304,36

6.984.984

261,35

Xơ, sợi dệt các loại

2.956.911

4,51

39,36

5.789.529

55,00

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.756.323

106,72

104,20

4.089.681

35,36

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

2.545.333

29,23

166,34

4.522.867

-42,79

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

1.810.896

-2,14

-41,15

3.661.399

-32,61

Dược phẩm

1.530.211

-23,66

-31,40

3.534.604

-3,95

Hàng điện gia dụng và linh kiện

1.486.321

145,13

190,42

2.092.670

94,85

Gỗ và sản phẩm gỗ

748.874

219,06

107,15

986.255

37,86

Sữa và sản phẩm sữa

145.049

48,18

-45,51

242.937

-38,36

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

106.475

-45,86

-12,58

303.128

86,15

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

79.271

-99,38

-85,07

12.912.445

-80,04

Xe máy nguyên chiếc

62.000

-53,22

26,02

194.528

123,60

Nguyên phụ liệu dược phẩm

50.382

*

*

53.890

9,16

Nguyên phụ liệu thuốc lá

26.566

-6,64

-99,10

55.020

-99,11

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

III. Triển vọng trong thời gian tới

– Thị trường Nhật Bản năm 2012 tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ mở ra thuận lợi. Nhiều mặt hàng Việt Nam từ lâu đã thâm nhập và có chỗ đứng khá tại thị trường, trước hết là các mặt hàng may mặc, thủy sản, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, đồ da, giày dép, dây và cáp điện, sản phẩm điện tử và linh kiện,v.v Trong năm tới, thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tiếp tục có nhiều thuận lợi.

– Các mặt hàng xuất khẩu mà Nhật Bản cũng đang và sẽ có nhu cầu lớn như: thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ thịt lợn, rau quả tươi và hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng, đặc biệt là xuất khẩu phầm mềm Việt Nam đang có thế mạnh về trình độ nhân lực.

III.1. Một số mặt hàng có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

+ Nông sản

Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản sẽ còn tăng mạnh nếu doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng lợi thế từ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Nông sản là nhóm hàng xuất khẩu của Việt được hưởng lợi nhiều nhất từ VJEPA. Cụ thể, theo VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Đây là cam kết cao nhất của Nhật Bản về hàng nông sản so với các nước ASEAN khác mà Nhật Bản đã ký kết hiệp định tự do thương mại.

Trong đó, ngay khi VJEPA có hiệu lực (1/10/2009), trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm… Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của Việt sang thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp Việt có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Riêng tôm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản được hưởng thuế 0%. Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt sang thị trường Nhật Bản, hiện tôm và mực đang là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Và Việt Nam trở thành đối tác cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản. Đối với mặt hàng mực (và các loài nhuyễn thể), với tốc độ tăng trưởng bình quân 23,3%/năm và hiện nay, Việt Nam đang chiếm khoảng 8% thị phần và đứng thứ 5 trong các nước xuất khẩu mực vào Nhật Bản.

Theo diễn biến mới đây, các đơn hàng nhập khẩu thủy sản của Việt vào Nhật Bản tăng nhanh, giá vẫn giữ ở mức cao. Hiện tại, người dân Nhật rất cần thực phẩm sạch, trong đó có tôm đông lạnh, cá tra phi lê…Thêm vào đó, hậu quả sau thảm hoạ động đất có thể dẫn đến một số loài thủy sản có thể bị cấm khai thác tại nước này do nhiễm phóng xạ và các nhà máy chế biến thủy sản vùng phía Bắc Tokyo có khả năng đóng cửa, nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ cũng rất tiềm năng tại thị trường Nhật Bản. Hiện mặt hàng này đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, chiếm 8,3% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của thị trường này và đang có xu hướng tăng hơn nữa. Nếu như năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của ta mới đạt 286 triệu USD thì năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 580 triệu USD, tăng 2 lần so với năm 2006 và tăng 28% so với năm 2010 và là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất, ngoại thất của Nhật Bản là hơn 2 tỷ USD/năm. Cách đây hơn 5 năm, hàng đồ gỗ nội thất chủ yếu do các công tyNhật Bản cung cấp. Tuy nhiên, gần đây do nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt, đồng thời, chi phí nhân công của Nhật Bản quá cao, Nhật Bản đang chuyển hướng sang nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ các nước khác. Đây là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của ta tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào các năm sau này.

+ Các mặt hàng khác

Về rau quả tươi, riêng đối với quả thanh long, sau thời gian có lệnh cấm nhập khẩu quả thanh long Việt Nam vào Nhật Bản, thì trong năm 2011 Việt Nam đã được xuất khẩu thanh long trở lại vào thị trường này. Dự báo trong năm 2012, đây sẽ là một trong những mặt hàng trái cây chủ lực có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang Nhật Bản.

Đối với mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt lợn, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm trong nước và của Nhật Bản để xúc tiến mời đoàn chuyên gia Nhật Bản sang kiểm tra dây chuyền công nghệ sản xuất của một số công ty đáp ứng đủ 29 điều kiện nhập khẩu vào Nhật Bản tiến tới ký kết thỏa thuận về việc cho phép xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt lợn vào thị trường Nhật Bản.

Đối với mặt hàng cơ khí như máy cung cấp khí nóng, hàng tạp hóa từ kim loại, dụng cụ đồ nghề bằng kim loại… rất có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản trong những năm tới nếu các doanh nghiệp ta chú trọng đầu tư, tổ chức sản xuất và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản. Hằng năm, nhu cầu các mặt hàng này tại Nhật Bản là hơn 2 tỷ USD, hiện chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngoài ra, công nghiệp đóng tàu loại nhỏ của ta đang được Nhật Bản quan tâm. Trong thời gian tới, ngoài việc các doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cao năng lực sản xuất, chủ động xúc tiến các mặt hàng xuất khẩu mới, xu hướng hợp tác, tiếp nhận đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam để thúc đẩy và khai thác các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng cần phải được tận dụng hiệu quả. Trước đây, ta đã tiếp nhận đầu tư và hợp tác cùng các doanh nghiệp Nhật Bản đối với mặt hàng dây cáp điện, mô tơ loại nhỏ và linh kiện điện tử trong thời gian qua đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ta sang Nhật Bản.

Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển, trong đó có Việt . Những mặt hàng được hưởng GSP sẽ chịu mức thuế suất nhập khẩu thấp hơn mức thuế suất nhập khẩu tối huệ quốc MFN (WTO) và có tính cạnh tranh hơn.

Một số khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản

+ Về nắm bắt thông tin thị trường và hiểu biết  tập quán kinh doanh của người Nhật Bản:

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản. Một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng chữ “tín” trong quan hệ với doanh nghiệp hàng và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong hợp đồng khi đã ký hợp đồng. Các doanh nghiệp Nhật Bản thường có quá trình tìm hiểu rất kỹ càng về đối tác tiềm năng trước khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi đơn hàng có khối lượng không lớn. Bởi vậy, cộng thêm với các yếu tố đề cập dưới đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản.

+ Khó khăn về rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản:

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, nhất là đối với thị trường Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép. Tôm và mực xuất khẩu của ta đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% toàn bộ lô hàng xuất khẩu vào Nhật Bản do có dư lượng chất Cloramphenicol không được phép có trong thủy sản.

Việc kiểm tra 100% các lô hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam đã và đang tác động xấu đến uy tín của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của ta (trong số hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của ta sang Nhật Bản, có 30 doanh nghiệp vi phạm quy định của Nhật Bản), làm tăng chi phí và giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này tại thị trường Nhật Bản.

Hiện nay Nhật Bản đang thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóanhập khẩu vào Nhật Bản. Một số lô hàng xuất khẩu sang Nhật Bản các nước xuất khẩu thủy sản và thực phẩm khác như Trung Quốc, Indonesia… cũng đã bị phát hiện vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và mực của ta cần xem xét, chấn chỉnh lại khâu nuôi trồng, bảo quản và chế biến nhằm chấm dứt hiện tượng trên ngay lập tức. Nếu tình trạng trên tiếp tục tái diễn, tôm và mựcxuất khẩu của ta sẽ khó tìm được chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản do lệnh kiểm tra 100% và khả năng Nhật Bản có thể áp dụng cấm nhập khẩu là hoàn toàn có thể xảy ra.

+ Về tiêu chuẩn kỹ thuật

Hàng công nghiệp chế tạo của ta xuất khẩu sang Nhật (trừ của các công ty liên doanh hay 100% vốn Nhật) gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty của ta là theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

+ Yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm

Người tiêu dùng Nhật Bản có thẩm mỹ cao, tinh tế và rất chú ý đến từng chi tiết. Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó.

Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm dệt may, bao bì xô lệch, v.v… những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâu dài.

+ Khó khăn về chi phí

Do yêu cầu cao về chất lượng, các doanh nghiệp cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn.

+ Hệ thống phân phối phức tạp

Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở Nhật Bản).

Hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản bao gồm các khâu, mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu, các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ thông qua các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Các kênh phân phối hàng nhập khẩu vào Nhật Bản thay đổi theo từng loại hàng hóa, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình phân phối hàng hóa này.

Nguồn: www.tinthuongmai.vn