Xuất khẩu 2009: Thụ động, còn giảm nữa
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trao đổi với báo chí.

Nhiều lĩnh vực ngấm đòn

Lĩnh vực xuất khẩu của chúng ta đã ngấm đòn khủng hoảng kinh tế thế giới và đó mới chỉ là sự khởi đầu. Ông có đánh giá gì về quan điểm này?

Tôi sợ nhất là trên Chính phủ rất quyết liệt, đến các bộ trưởng cũng rất mạnh mẽ, nhưng xuống dưới các cơ quan tham mưu, các cục, vụ… có thể lại chậm trễ, sẽ không đạt được mục tiêu đề ra

Do phụ thuộc khá nhiều vào thị trường bên ngoài, nên mỗi diễn biến từ thị trường quốc tế đều có tác động đến nền kinh tế của chúng ta. Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực chịu tác động sớm và mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Tháng 1/2009, xuất khẩu nước ta đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18 phần trăm so với tháng 12/2008 và giảm 24 phần trăm so với tháng 1/2008. Đó là cái nhìn thấy rõ nhất.

Nếu thụ động sẽ còn suy giảm nữa

Các gói giải pháp được Chính phủ đưa ra nhằm chống suy thoái là kịp thời, song hiệu quả dường như chưa thật rõ nét, thưa ông?

Theo tôi, chúng ta không nên vội vàng, vì chính sách bao giờ cũng có độ trễ.

Việc kích cầu xuất khẩu hiện nay có mang lại hiệu quả không khi cả thị trường trong và ngoài nước đang rất khó khăn?

Năm nay chúng ta thực hiện chỉ tiêu tăng xuất khẩu 13 phần trăm không phải là dễ dàng. Nhưng nếu thụ động, không có biện pháp tích cực thì còn suy giảm nữa.

Làm sao giải ngân được

Chúng ta kỳ vọng đến giải pháp kích cầu đầu tư, nhưng nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp địa phương lại lo ngại thủ tục đầu tư đang trói chặt giải pháp này?

Chính phủ vừa có một loạt biện pháp như đề nghị tăng trái phiếu chính phủ, tăng cường đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở. Vấn đề là làm sao giải ngân được. Ví như con số trái phiếu Chính phủ hơn 50 nghìn tỷ đồng làm sao hấp thụ hết được trong năm 2009.

Như vậy, lại phải có giải pháp để cởi trói cho giải pháp kích cầu đầu tư thưa ông?

Chính phủ có điều hành cụ thể, như ban hành một số văn bản đơn giản hóa thủ tục đầu tư, và đang giao cho các bộ, ngành tiếp tục sửa đổi, rà soát, điều chỉnh văn bản để thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng cơ bản rút ngắn lại, thuận lợi nhất.

Nhưng việc điều chỉnh các quy định này lại phải chờ ý kiến Quốc hội. Liệu tại kỳ họp tới những vướng mắc này có được tháo gỡ?

Tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 5/2009, Chính phủ sẽ trình các dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản như Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… Các dự án luật này sẽ được thông qua ngay tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội. 

Nếu chúng ta không thực hiện được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, liệu  có những điều chỉnh phù hợp như năm 2008 không?

Tình hình tháng 1/2009 cho thấy có những khó khăn, nhất là xuất khẩu, đầu tư giảm dần. Nhưng bây giờ thì đầu tư của nhà nước cũng tăng. Tuy nhiên, hiện mới là tháng 2/2009. Còn quá sớm để nói rằng, chúng ta có đạt được chỉ tiêu tăng trưởng hay không, hay có phải điều chỉnh chỉ tiêu này hay không.

Cảm ơn ông.

Bức tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang rất u ám?

Năm 2008 nước ta đạt kỷ lục về thu hút vốn  FDI, vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 12 tỷ USSD. Vậy nhưng, tháng 1/2009 chúng ta chỉ thu hút được khoảng 200 triệu USD.

So với năm 2008 bình quân chúng ta thu hút đầu tư năm tỷ USD/tháng thì thật đáng lo ngại. Tuy nhiên, tôi cho rằng đầu tư nước ngoài suy giảm trong ngắn hạn và trung hạn.

 Phùng Sưởng
Nguồn: Báo Tiền phong điện tử