Xuất khẩu 7 tháng cuối năm 2010: Cảnh báo kiện chống phá giá
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Phan Văn Chinh – Vụ trưởng Vụ XNK (Bộ Công Thương) cho biết, dự kiến tổng kim ngạch NK khoảng 76 – 77 tỷ USD, khoảng 13 tỷ USD nhập siêu, tương đương 20-20,1%. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề vốn.

Gặp khó về vốn

Lý giải về vấn đề này, ông Chinh phân tích: Các ngân hàng bằng nhiều phương thức đang huy động với lãi suất cao trên dưới 13%, như vậy ngân hàng sẽ cho vay mức trên dưới 16%. Trong khi đối với XNK, Nhà nước khống chế lãi suất cho vay XK từ 12 – 14%, do vậy mà DN càng khó tiếp cận vốn. Còn lý do XK tăng vì lượng hàng, nguyên liệu đã được các DN dự trữ từ cuối năm trước, nhưng nếu không giải quyết nguồn vốn thì những tháng cuối năm sản xuất phục vụ XK sẽ hết sức khó khăn. “Không giải quyết vấn đề vốn thì các DN XK sẽ cực kỳ khó khăn” – ông Chinh cho biết.

Về nhập khẩu, theo các chuyên gia kinh tế, dù tính toán là khoảng 6,5 tỷ USD/tháng cho những tháng còn lại, nhưng nhiều mặt hàng không lượng hóa được, trừ xăng dầu, sắt thép… Các mặt hàng như máy móc, thiết bị, phụ liệu may mặc, da giày… sẽ khó tính toán, dự báo cụ thể. Việc công bố danh mục các mặt hàng trong nước đã sản xuất được và tổ chức triển khai nhanh, hiệu quả có thể góp phần giảm nhập khẩu sản phẩm trong nhóm này, dù ban đầu có thể còn khiêm tốn.

Các chuyên gia cho rằng, nếu không hạn chế nhập khẩu bằng cách sử dụng những nguyên phụ liệu trong nước sản xuất được thì sẽ rất khó kiềm chế nhập siêu.

Bộ Công Thương cho biết, tới đây bộ sẽ phối hợp với các ngành liên quan có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN XK, nhất là khó khăn về vốn.

Biện pháp tự vệ

Ngoài vấn đề vốn, lao động, giá cả… các DN XK cũng đang phải đối mặt với nguy cơ kiện bán phá giá. Theo các chuyên gia đây cũng là một trở ngại lớn đối với các mặt hàng XK chủ lực của VN.

Trước thực trạng đó, ông Bạch Văn Mừng – Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, Cục Quản lý cạnh tranh đang phối hợp với VCCI xây dựng  hệ thống cảnh báo sớm các mặt hàng XK của VN có khả năng bị kiện. Theo  dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 6 này, nhằm giúp cộng đồng DN ứng phó hữu hiệu các vụ kiện thương mại.

Các chuyên gia cho rằng, nếu đi vào hoạt động, hệ thống cảnh báo sớm này sẽ có tác động rất lớn tới việc XK các mặt hàng thế mạnh của VN vào các thị trường trọng điểm nhưng dễ bị kiện chống bán phá giá như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…

Bộ Công Thương cho biết, tới đây bộ sẽ phối hợp với các ngành liên quan có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN XK, nhất là khó khăn về vốn.

Ông Mừng cho rằng, các DN đang phải đối mặt với các vụ kiện thương mại, điều này ảnh hưởng và hạn chế XK của VN sang các thị trường. Tuy nhiên, ông Mừng cũng khuyên rằng, để có thể đẩy mạnh XK thì cần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các DN.

Theo dự kiến, Cục Quản lý cạnh tranh xây dựng cảnh báo sớm, từ khâu sản xuất, tháng 6, hoặc tháng 7 sẽ vận hành hệ thống cảnh báo sớm với hơn 300 mã hàng trong 5 nhóm hàng ở 2 thị trường lớn Mỹ và EU, chia ra 3 cấp độ cảnh báo: xanh là bình thường, vàng là cần phải điều chỉnh và đỏ là nguy hiểm.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, một vấn đề khác mà các DN cũng chưa quan tâm đúng mức khi bị kiện phá giá và trợ cấp, là các DN chưa sử dụng các công cụ để bảo vệ hàng trong nước. Trong đó có một phương thức tốt là biện pháp tự vệ. Ví dụ tháng 3- 4 kính xây dựng không cạnh tranh nổi với kính ngoại nhập, Bộ Công Thương đã điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với kính nên kính nội đã tiêu thụ được.

Các chuyên gia cho rằng, sẽ rất hiệu quả khi áp dụng biện pháp tự vệ để hạn chế nhập khẩu và nhập siêu. Đây cũng là các biện pháp mà WTO  cho phép sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước thay vì chỉ kiềm chế từ bên ngoài đưa vào. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp này vai trò của DN và hiệp hội rất quan trọng, phải hiểu quyền và khả năng của mình để áp dụng để tránh bị kiện và bảo vệ được sản xuất trong nước. Rõ ràng ở đây cần xem lại vai trò DN và hiệp hội!

Quốc Anh
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp