Xuất khẩu 7 tháng đầu năm: Điểm sáng nông lâm thủy sản
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 

Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 4,6 triệu tấn, giá trị 2,1 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước giảm 2% về lượng và giảm 8,7% về giá trị. Giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá xuất khẩu bình quân chung 6 tháng đầu năm đạt 458 USD/tấn, giảm 6,6% so với cùng kỳ 2011.

Sản lượng cà phê xuất khẩu 7 tháng đạt 1,2 triệu tấn, với kim ngạch 2,5 tỷ USD, so cùng kỳ 2011 tăng về cả lượng (31,6%) và giá trị (25,4%). Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng là 2.100 USD/tấn, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Đức (chiếm tỷ trọng giá trị 12,9%) và Hoa Kỳ (12,4%) tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị.

Sản lượng tiêu thụ cao su trong 7 tháng đầu năm 2012 khá tốt. So với cùng kỳ năm 2011 lượng cao su xuất khẩu tăng ở nhiều thị trường lớn như Trung Quốc (tăng 21%), Malaysia (gấp 3 lần), Đài Loan (tăng 51,4%%), và Ấn Độ (gấp 6,5 lần). Xuất khẩu cao su đạt 468 ngàn tấn, thu về 1,4 triệu USD, tăng 26,7% về lượng nhưng lại giảm 12,5% về giá trị. Giá xuất khẩu trung bình 6 tháng đầu năm đạt 3.001 USD/tấn, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng chè xuất khẩu 7 tháng đạt 73 ngàn tấn, với kim ngạch 108 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,9% về lượng và 4,2% về giá trị. Giá bình quân 6 tháng đạt 1.464 USD/tấn, giảm nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình tiêu thụ chè khá khả quan, Pakistan tiếp tục giữ vị trí thứ nhất với 19,2% thị phần, tăng trưởng được thấy ở hầu hết các thị trường lớn ngoại trừ Nga và Đức.

Đặc biệt xuất khẩu hạt điều nhân Việt Nam vẫn đứng thứ 1 thế giới. Lượng điều xuất khẩu 7 tháng ước đạt 120 ngàn tấn, kim ngạch 828 triệu USD, tăng 36,5% về lượng và 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 6 tháng đạt 6.881 USD/tấn giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi hồ tiêu xuất khẩu đạt 80 ngàn tấn, kim ngạch 546 triệu USD, so cùng kỳ năm trước giảm 3,2% về lượng nhưng giá trị vẫn tăng 20,3%. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đạt 6.814 USD/tấn, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ (chiếm 13,3% thị phần), Đức (11,8%) và các TVQ Ả Rập TN (9%).

Về xuất khẩu hàng lâm sản đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng là 2,6 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn đều tăng trưởng mạnh: Hoa Kỳ tăng 31,2%, Trung Quốc tăng 24,3%, Nhật Bản tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2011.

Như vậy tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,5% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản (17,6%) và Hàn Quốc (8,3%).

Về các mặt hàng nhập khẩu, các loại phân bón nhập khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 1,8 triệu tấn với giá trị nhập khẩu 784 triệu USD, giảm 20,6% về lượng và giảm 11,7% giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, u rê ước đạt 261 ngàn tấn với kim ngạch nhập khẩu 114 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và 18,6% về giá trị so cùng kỳ năm trước; SA ước đạt 459 ngàn tấn với kim ngạch nhập khẩu 112 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,6% về lượng và 37,6% về giá trị…

Trong khi kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu 7 tháng đạt 404 triệu USD, tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước; ước nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 811 triệu USD tăng 12,8% so cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng thức ăn chăn nuôi như lúa mì, nhập khẩu đạt gần 1,8 triệu tấn, với kim ngạch đạt 531 triệu USD, so cùng kỳ năm trước tăng 18,4% về lượng và 4,2% về giá trị; thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 3,3% so cùng kỳ 2011.

Tuy nhiên trong 7 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp nước ta ngoài những thắng lợi trong xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực thì tình trạng rớt giá một số nhóm hàng nông lâm thủy hải sản cũng rất đáng lo ngại như dừa tươi; hải sản khiến nông dân, ngư dân nhiều địa phương lao đao.

(NP)
Nguồn: eFinance