Xuất khẩu gạo trong tháng 5
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Hiện nay, lúa vụ đông xuân các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch xong, giá lúa giảm so với tuần trước, hiện khoảng 4.300 – 4.500 đ/kg tùy theo chất lượng, địa phương. Giá gạo nguyên liệu loại 1 hiện khoảng 5.600 – 5.700 đ/kg, giá gạo nguyên liệu loại 2, giá khoảng 5.500 – 5.600 đ/kg tùy từng địa phương. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn khoảng 7.000 – 7.100 đ/kg, gạo 15% tấm khoảng 6.700 – 6.750 đ/kg, gạo 25% tấm ở mức + 6.000 đ/kg.

Tuy nhiên, bước vào vụ hè- thu này, nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp đã cảnh báo nông dân trong vùng ĐBSCL trước những khó khăn mà nông dân sẽ gặp phải như: giá vật tư nông nghiệp tăng cao, thời tiết thất thường, giống…

Theo số liệu của Bộ Công Thương: ngay từ tuần đầu tháng 4 này, giá phân bón bắt đầu leo thang. Còn Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí cho biết: giá phân bón sẽ tiếp tục gia tăng vào cuối tháng 4 này, đầu tháng 5, làm ảnh hưởng tới vụ hè – thu. Ngoài ra, nhiều chuyên gia và nông dân thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đã báo động về tình trạng nước mặn ngày càng vào sâu nội địa. Theo nhận xét của các chuyên viên thủy lợi thì năm nay nước mặn xâm nhập nội đồng sớm và sâu hơn mọi năm.

Thông Báo Giá Gạo Đăng Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu (Ngày 26/2/2009)
Giá dưới đây là giá bán FOB cảng ở Việt Nam, đóng gói 50kg/bao.

Chủng loại

Thời hạn giao hàng

Tháng 7-8/2009

Gạo 5% tấm

460 USD/T

Gạo 10% tấm

450 USD/T

Gạo 15% tấm

430 USD/T

Gạo 25% tấm

400 USD/T

Cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á đã có buổi làm việc với Công ty Spectrascape nhằm hợp tác đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào thị trường Nam Phi và khu vực châu Phi một cách trực tiếp, thông qua đề án “SProject Malbas”. Theo ý kiến của Bà Gloria Njiji – Sáng lập viên và Giám đốc điều hành chiến lược Công ty Spectrascape, từ trước đến nay, gạo Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo sang châu Phi qua trung gian vì vậy giá gạo tại quóc gia này đắt hơn nhiều.

Đề án này sẽ giúp đưa gạo Việt Nam chất lượng tốt trực tiếp đến tay người tiêu dùng châu Phi, mang lại lợi ích cho hai bên đặc biệt là người nông dân sản xuất lúa gạo của Việt Nam và người tiêu dùng của miền nam châu Phi.

Đại diện Bộ Công Thương, ông Trịnh Văn Sơn Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công Thương tại Tp.HCM cho rằng, thị trường châu Phi tiêu thụ từ 20–25% sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam. Nếu đề án thành công, ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ bán được gạo với giá cao vì có thêm một số giá trị gia tăng trong 1kg sản phẩm so với giá FOB trước đây, còn người tiêu dùng tại châu Phi được mua gạo Việt Nam với giá rẻ và họ sẽ có lợi hơn so với hệ thống phân phối qua trung gian như hiện nay.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là đề án. Hiện tại người nông dân vẫn đang “trông ngóng” nỗ lực của Bộ Công thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Tổng hợp TBKT/Vietfood