Xuất khẩu mặt hàng điện tử khu vực phía Nam sẽ đạt 5 tỷ USD
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Mục tiêu phát triển của ngành là sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng. Phấn đấu nâng tỷ lệ giá trị gia tăng của các sản phẩm từ 5% đến 10% hiện nay lên 15% đến 20% vào năm 2010 và trên 20% vào giai đoạn sau năm 2010. Từ nay đến năm 2010, ngành sẽ tập trung phát triển tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Trong đó, khành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành, đặc biệt vào các Khu công nghệ cao. Giai đoạn sau 2010, mở rộng ra các địa phương trong vùng, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm thiết kế điện tử và bán dẫn, sản xuất các sản phẩm phức tạp, công nghệ cao như rô-bốt, máy tự động, tập trung đào tạo chuyên gia thiết kế nghiên cứu và phát triển sản phẩm; các địa phương khác đảm nhận khâu gia công, lắp ráp các sản phẩm điện tử, bán dẫn.

Để thực hiện mục tiêu trên, các doanh nghiệp trong vùng cần tăng cường năng lực tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ. Đối với nguồn nhân lực, ngành khuyến khích doanh nghiệp và địa phương tổ chức các hình thức đào tạo theo địa chỉ, tại chỗ, dạy nghề cho cư dân nông thôn trong vùng. Đặc biệt, ngành ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và dành từ 0,5 đến 1% tổng thu ngân sách địa phương hàng năm để bổ sung nguồn kinh phí khuyến công cho ngành.

Theo Vinanet