Xuất khẩu vượt 180 triệu USD, xoài Việt bán đi những thị trường nào
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Xuất khẩu xoài đã đóng góp trên 180 triệu USD trong tổng số 3,27 tỷ USD mà ngành rau quả thu về từ xuất khẩu trong năm 2020, chiếm 84% trong 152 triệu USD là xuất bán sang Trung Quốc.

Năm 2020, xuất khẩu xoài đóng góp 180 triệu USD trong 3,27 tỷ USD giá trị xuất khẩu toàn ngành rau quả.
Năm 2020, xuất khẩu xoài đóng góp 180 triệu USD trong 3,27 tỷ USD giá trị xuất khẩu toàn ngành rau quả.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2020, toàn ngành rau quả mang về 3,27 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, trong đó, mặt hàng xoài đóng góp trên 180 triệu USD. 

Trong số 180 triệu USD thu từ xuất khẩu xoài, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm phần lớn (84%), đạt gần 152 triệu USD, còn lại là xuất sang Liên bang Nga đạt trên 8,3 triệu USD, sang Mỹ đạt 4,61 triệu USD, còn lại là Hàn Quốc, EU, Australia.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vina T&T Group cho biết: “Vina T&T đã xuất khẩu lô xoài đầu tiên với sản lượng 27 tấn sang Hoa Kỳ bằng đường hàng không và đường biển từ năm 2019 và hiệu ứng thị trường rất khả quan. 3 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp xuất khẩu mỗi tuần khoảng 35 tấn xoài. Hoạt động xuất khẩu thuận lợi với những doanh nghiệp có vùng trồng đạt chuẩn và sở hữu công nghệ bảo quản tiên tiến, giúp trái xoài giữ được độ tươi ngon”.

Dù hoạt động xuất khẩu được cải thiện trong thời gian gần đây nhờ một số thị trường khó tính như Mỹ, Australia…tăng nhập xoài Việt, nhưng thực tế xuất khẩu xoài vẫn phụ thuộc Trung Quốc theo hình thức xuất khẩu tiểu ngạch còn lắm rủi ro. 

Tại Mỹ, dù giá trị xuất khẩu tăng mạnh trong năm qua, nhưng Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 14 cho Mỹ trong năm 2020, với 2,1 nghìn tấn, trị giá 4,61 triệu USD, tăng 66% về lượng và tăng 70,1% về trị giá so với năm 2019. Tuy nhiên, xoài đông lạnh là chủng loại Mỹ nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam trong năm 2020, đạt 1,15 nghìn tấn, tăng 38,16% so với năm 2019, chiếm 54,76% tổng lượng xoài các loại nhập khẩu từ Việt Nam. Xoài tươi là chủng loại lớn thứ 2, sau xoài đông lạnh Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam, còn lại thị phần rất nhỏ là xoài chế biến và nước ép xoài của Việt Nam tại Mỹ.

Giá nhập khẩu bình quân xoài từ Việt Nam ở mức cao đạt 2,2 USD/kg, tăng 2,5% so với năm 2019. Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp chỉ chiếm 0,3% tổng lượng xoài nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Cả nước hiện có khoảng 87.000 ha xoài, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 48% tổng diện tích, riêng tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay có diện tích trồng xoài khoảng 12.171 ha, lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng hàng năm gần 124.000 tấn.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp đã có 977,6 ha được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường khó tính và 4.228,6 ha được cấp mã vùng xuất sang thị trường Trung Quốc; được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP 342 ha và mô hình sản xuất hữu cơ 5,75 ha tại xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh; tại huyện Tam Nông….

Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000ha xoài, sản lượng 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu nâng lên 650 triệu USD; có trên 70% cơ sở chế biến bảo quản xuất khẩu đạt trình độ và công nghệ tiên tiến…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai thực hiện dự án nâng cao năng lực tuân thủ chất lượng và tiêu chuẩn của chuỗi giá trị xoài ĐBSCL, triển khai hoạt động xúc tiến quảng bá thương hiệu, tạo kết nối trao đổi giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá trị xoài để tận dụng dư địa của thị trường xoài toàn cầu với nhu cầu gần 12,5 tỷ USD/năm.