Xuất nhập khẩu – Doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong kết quả đó có sự đóng góp chiếm ưu thế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tin tại buổi họp báo chiều 5/6 của Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 năm 2012 ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, sau 5 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 42,86 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2011. Thật sự đây là những con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút ở nhiều thị trường. Đáng lưu ý, trong các nhóm hàng xuất khẩu chính thì nhóm hàng công nghiệp chế biến đang có được sự tăng trưởng khá cao. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều giữ mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng… Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 ước đạt 5,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 27% so với cùng kỳ. Nâng mức tăng của 5 tháng lên 35,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên hai nhóm hàng là nông sản, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản lại có mức giảm lần lượt là 2,2% và 5% so với tháng trước. Và mức tăng của hai nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm cũng ở mức thấp lần lượt là 4,8% và 1,4%. Kim ngạch nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng năm 2012 so với 5 tháng năm 2011

Trong khi xuất khẩu giữ được tốc độ tăng trưởng khá thì nhập khẩu cũng được duy trì ở mức tăng không cao. Số liệu của Bộ cho thấy, trong tháng 5 kim ngạch nhập khẩu ước đạt 9,8 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng 4 và tăng 13,2% so với cùng kỳ. Tính chung trong 5 tháng năm 2012, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 43,48 tỷ USD, chỉ tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011. Nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế và nhóm hàng cần kiểm soát tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hai nhóm hàng này giảm 718 triệu USD so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do việc ban hành và triển khai thực hiện một số biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế đối với nhóm hàng nhập khẩu không thiết yếu đã phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng giảm do những khó khăn trong nước cũng góp phần làm giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu. Việc giảm nhập khẩu của hai nhóm hàng này không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Nhóm hàng cần nhập khẩu bắt đầu có xu hướng tăng cao hơn so với tháng 3 và tháng 4 (3 tháng đầu năm, nhập khẩu cả nhóm tăng 6,7% so với cùng kỳ, tương đương với 1,31 tỷ USD, 4 tháng tăng 6,4%, tương đương với 1,76 tỷ USD, 5 tháng tăng 8,5% tương đương với 2,94 tỷ USD). Việt Nam đang dần đạt tới mục tiêu cân bằng cán cân thương mại. Nhập siêu tháng 5 năm 2012 ước khoảng 700 triệu USD, bằng 7,69% kim ngạch xuất khẩu. Và như vậy, sau 5 tháng đầu năm cả nước chỉ nhập siêu khoảng 622 triệu USD, bằng 1,45% kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức nhập siêu khá thấp trong nhiều năm qua (năm 2011: 9,89%; năm 2010: 17,27%). Điều đáng lưu ý trong hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5 là hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu do sự đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu của khối này tháng 5 tăng 38,3% so với tháng 5/2011 và 5 tháng tăng 43,7% so với cùng kỳ (Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2012 của cả nước tăng 8,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch của khu vực FDI (không kể dầu thô) tăng 7 tỷ USD). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt thấp (tăng 8,4%). Có thể thấy các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất, xuất khẩu do bị tác động bởi việc nhiều tiếp cận tín dụng và lãi suất ngân hàng… Bộ Công Thương cho rằng, việc sớm triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13/NQ-CP là hết sức cần thiết để góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2012./. Hồng Dương
Nguồn: Báo điện tử Báo Đối ngoại Vietnam – Economic News