Cải thiện môi trường kinh doanh đã gắn kết với nâng cao năng lực cạnh cạnh quốc gia
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

–  Với tư cách là chuyên gia phản biện Đề án “Chủ trương, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh trạnh quốc gia” xin ông cho biết những đánh giá, nhận xét về đề án này ?

– Xét cả cả về hình thức và nội dung, đề án thực sự là một công trình lớn, vừa có tính khoa học, vừa có tính triển khai thực tế cao về chủ đề môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cụ thể, đề án đã tiếp cận các vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, nhưng tập trung và thiết thực; sử dụng dung lượng thông tin lớn, cập nhật, nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Các nội dung được cấu trúc thành 3 phần cân bằng và theo logic truyền thống, minh bạch. Đề án đã phác họa bức tranh toàn cảnh và có cận cảnh sâu trên nền những bộ chỉ số thông dụng, chuẩn tắc, phổ quát trên thế giới và cả tính đặc thù riêng có của quốc gia, theo những lát cắt riêng chỉ số thành phần, cũng như hệ thống chính sách về thực trạng năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của Việt Nam trong so sánh với thế giới.

Đề án đã đưa ra một kết luận rất đáng chú ý và có sức thuyết phục khi cho rằng, trong khi tham chiếu cần chú ý tới thực chất trên thực tế, chứ không nên tuyệt đối hóa và lệ thuộc một chiều, thụ động vào một bộ chỉ số đo lường nào, do những sai số ngẫu nhiên và cả chủ ý cố tình khi thực hiện và công bố kết quả đánh giá môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh quốc gia.

Điểm đặc sắc và sáng tạo mang tính mẫu mực của đề án là việc đạt được mục tiêu và hiệu quả kép trong phương pháp nghiên cứu, đó là sự phân tích những nội dung các bộ chỉ số và tiêu chí thành phần vừa cho phép nhận diện đúng, vừa gợi mở và mặc định trước những định hướng giải pháp khắc phục những hạn chế trong môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

– Theo ông, để đề án hoàn thiện hơn, những điểm cần bổ sung ở đây ?

– Nếu để bổ sung thì trước hết cần thêm một số quan điểm, một số nội dung và phân vai trong đề xuất triển khai. Cụ thể là về quan điểm cần bổ sung thêm tăng cường phối hợp, chỉ đạo thống nhất và triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và  nhất quán các nỗ lực và hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh; kết hợp yếu tố quốc tế với tính đặc thù quốc gia trong cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, theo đó áp dụng ngay các bộ tiêu chuẩn thông dụng phổ biến nhất trên thế giới, kết hợp với hoàn thiện theo các mức độ phù hợp với cam kết hội nhập trong các FTA mà Việt Nam đã và sẽ ký, cũng như hướng đích tới các  tiêu chí cao nhất không thua kém các nước có nền kinh tế phát triển nhờ môi trường kinh doanh tốt nhất và năng lực cạnh tranh cao nhất khu vực và thế giới…

Còn với nội dung thì cần làm rõ thêm về năng lực cạnh tranh xét theo các tiêu chí công nghệ, vốn, quản trị, thị phần, chất lượng và giá cả, năng lực đổi mới sản phẩm và phản ứng thị trường của doanh nghiệp. Đồng thời, bổ sung những đánh giá sâu hơn và giải pháp cụ thể, toàn diện hơn liên quan tới cơ chế phân cấp quản lý, kiểm soát quyền lực, kiểm soát lợi ích liên kết nhóm, lối tư duy nhiệm kỳ;…

Về đề xuất triển khai cần bổ sung vai trò, trách nhiệm của Quốc hội và cơ quan lập pháp, tư pháp trong hoàn thiện cơ sở pháp lý, cũng như nhiệm vụ của các đơn vị, cơ quan đầu mối liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, cuối phần 3 đề án, nên bổ sung danh mục một số chương trình hành động quốc gia nhằm cụ thể hóa và tăng tính hành động tập trung của một đề án triển khai thực tế.…

– Thông điệp mà ông tâm đắc nhất và toát ra từ trong đề án ?

– Thông điệp nổi bật toát ra từ đề án và đang được thực tế kiểm định cho thấy thế giới đang chứng kiến những xu hướng mới và vai trò ngày càng tăng về sự phát triển khoa học công nghệ; về sự phối hợp hài hoà bàn tay nhà nước và bàn tay thị trường trong một mô hình Nhà nước kiểu mới; về coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách, đa dạng hoá và phối hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế trong quản lý phát triển, ngăn ngừa và vượt qua khủng hoảng; thúc đẩy tái cấu trúc toàn diện và hội nhập; tăng cường dự báo, thông tin, bảo vệ và giữ vững lòng tin của người dân và người tiêu dùng vào chính sách quốc gia và trên thị trường, nhất là thị trường tài chính.  

Đặc biệt, việc cải thiện môi trường kinh doanh có sự gắn kết chặt chẽ đa chiều với nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là một quá trình mở, liên tục, nhất quán và được đẩy nhanh hơn trong những điều kiện nhất định. Cùng với quá trình Đổi mới, Việt Nam đã xác lập quyết tâm và đã hành động khá tích cực, qua đó đã thu được một số thành công đáng khích lệ, được cộng đồng doanh nghiệp và quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, để tạo sức bật về cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, nhất là cần tập trung vào một số nội dung mấu chốt, nổi bật là ổn định bền vững kinh tế vĩ mô; nâng cao năng suất lao động theo hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường đối mới sáng tạo. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính công, tăng cường công khai minh bạch và phòng, chống tham nhũng.

– Xin cảm ơn ông !

Vũ Hương thực hiện
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân