Rối quy định photocopy màu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì quy định cấm sử dụng máy photocopy màu vào hoạt động kinh doanh là chưa thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư 2014. Cụ thể, Điều 6 Luật Đầu tư 2014 quy định 6 hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm, trong đó không có hoạt động sử dụng máy photocopy màu. Như vậy, máy photocopy màu không phải là loại hàng hóa cấm kinh doanh theo hệ thống pháp luật về thương mại, hay là loại hàng hóa bị cấm trong hoạt động đầu tư kinh doanh theo pháp luật về đầu tư.

Việc yêu cầu chủ thể sử dụng phải thực hiện thủ tục như đăng ký sử dụng, đăng ký chuyển nhượng, thông báo khi thanh lý máy tạo ra quá nhiều thủ tục hành chính, gây khó khăn cho những chủ thể này, trong khi đó mục tiêu chính sách lại chưa rõ ràng. Điều đáng nói, thủ tục đăng ký chuyển nhượng máy photocopy màu quy định tại Khoản 27 Điều 30 Dự thảo Nghị định được thiết kế tương tự như thủ tục cấp phép (gửi hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan nhà nước sẽ xem xét hồ sơ để xác nhận/từ chối xác nhận), trong khi tiêu chí để xác nhận là không rõ.

Để bảo đảm thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với tinh thần quyền tự do kinh doanh cũng như cải cách thủ tục hành chính mà Dự thảo Nghị định đang hướng đến, thiết nghĩ Ban soạn thảo cần cân nhắc bỏ các quy định về thủ tục đăng ký sử dụng, đăng ký chuyển nhượng, thông báo thanh lý máy photocopy màu; giải trình rõ các mục tiêu chính sách đối với các quy định về máy photocopy màu và đánh giá tác động kỹ đối với việc sử dụng loại máy này, đặc biệt là tính khả thi khi đặt ra các quy định quản lý về máy photocopy màu.

Đình Khoa