Doanh nghiệp Việt có nguy cơ mất lô hàng xuất khẩu đi châu Phi
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Một doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ mất 2 container nước tăng lực nhãn hiệu Buffalo Jungle, do hàng được đến cảng đã nhiều ngày, nhưng đối tác châu Phi không nhận hàng, không thanh toán tiền.

doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thận trọng khi giao dịch với đối tác Benin
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần thận trọng khi giao dịch với đối tác Benin.

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc vừa thông tin về trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ mất trắng 2 container hàng xuất khẩu cho đối tác châu Phi.

Cụ thể, doanh nghiệp của Việt Nam đã gặp trục trặc do bán 2 container nước tăng lực nhãn hiệu Buffalo Jungle cho Công ty Hi-Profile tại Benin. Hàng đến cảng đã nhiều ngày, nhưng Công ty này không nhận hàng, không thanh toán tiền.

Khi thấy doanh nghiệp Việt Nam đổi vận đơn gốc, thì thông đồng với đầu Benin mở tờ khai hải quan nhưng không thanh toán với mục đích giữ hàng.

Qua tìm hiểu, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc cho hay, Công ty phía Benin mà doanh nghiệp Việt Nam giao dịch là Công ty Hi-Profile International General Trading Co có trụ sở tại Dubai do ông Khalifa (người Benin) trực tiếp giao dịch có biểu hiện không uy tín trong giao dịch nhập khẩu, trốn tránh trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng đã ký kết.  

Hàng đến Cảng Cotonou, chịu chi phí kho bãi, trong khi đó doanh nghiệp xuất khẩu của ta không thể liên hệ được với ông Khalifa, người trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng, chuyển cọc từ Dubai. Ông này vẫn xem tin nhắn liên hệ nhưng im lặng, không trả lời.

Ngay khi nhận được đề nghị hỗ trợ, Thương vụ  đã giữ trao đổi thường xuyên  với đại diện doanh nghiệp xuất khẩu và triển khai tất cả các biện pháp cần thiết bao gồm liên hệ với các cơ quan chức năng Benin như: Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp, liên hệ phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Dubai, nhất là liên hệ tới Cảng vụ, Hải quan Cảng Cotonou, Benin…nhằm thúc đẩy xử lý vụ việc.

Đồng thời, Thương vụ cũng giới thiệu đối tác giao nhận có uy tín tại Cảng Cotonou hỗ trợ Công ty Việt Nam về thủ tục nhằm đổi tên vận đơn gốc với mục đích bán cho khách hàng khác. Tuy nhiên, quy định sở tại để làm thủ tục quay hàng về Việt Nam hoặc bán cho bên thứ ba cần có ý kiến của bên nhập khẩu, gây khó khăn cho xử lý vụ việc.

Đại diện Thương vụ cũng trực tiếp thuyết phục, gây sức ép nhưng các đối tượng không hợp tác. Trong trao đổi giữa hai bên doanh nghiệp, công ty Việt Nam thiện chí đề xuất không thu tiền 1 container hàng, nhưng đối tượng vẫn không chấp nhận.  

Xét thấy đây là trường hợp nghiêm trọng, để tránh rủi ro cho các doanh nghiệp khác, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc, kiêm nhiệm Benin  khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhất là ngành hàng đồ uống và các doanh nghiệp xuất khẩu đồ uống biết và không giao dịch với đối tác Benin tại Dubai nêu trên, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp của ta.

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc  kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt lưu ý tìm hiểu đầy đủ thông tin nhà nhập khẩu trước khi tiến hành giao dịch, bên cạnh các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu sang Benin và một số địa bàn Bắc Phi, Tây Phi như: cọc cao, xuất CIF, ghi tên bên xuất khẩu trên bill gốc, lưu ý về ngân hàng, phương thức thanh toán, hợp đồng giao nhận, hợp đồng qua trung gian…