“Độc quyền nhà nước” không thể là đặc quyền
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đặc biệt, xem danh mục 20 ngành nghề độc quyền, cùng với Điều 4.1 của Dự thảo thì thấy việc lựa chọn ngành nghề đưa vào danh mục có 3 lý do: Các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu tham gia; các thành phần kinh tế không có khả năng tham gia; và Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, bảo đảm lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, các lý do này chưa thực sự thuyết phục, cụ thể:

Đối với lý do thứ nhất, đúng là có một số ngành nghề mà tư nhân không muốn tham gia do doanh thu không đủ bù chi phí, tuy nhiên xã hội vẫn có nhu cầu. Đây được gọi là các hàng hóa, dịch vụ công ích. Hiện nay, chúng ta đã có Nghị định 130/2013/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ công ích, tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ này không chỉ DN nhà nước, không phải dưới hình thức độc quyền nhà nước mà còn có DN tư nhân. Nhà nước sẽ đặt hàng, giao kế hoạch hoặc đấu thầu. Hà Nội và một số thành phố lớn đã tạo điều kiện cho DN tư nhân tham gia và thực tế rất hiệu quả.

Đối với lý do thứ hai, có một số ngành nghề mà tư nhân không thể tham gia vào thời điểm này do chi phí đầu tư quá lớn và lâu thu hồi vốn như hạ tầng đường sắt quốc gia hay hệ thống truyền tải điện. Khi đó, Nhà nước buộc phải đứng ra cung ứng dịch vụ này và sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền Nhà nước. Tuy nhiên, cần lưu ý, độc quyền nhà nước lúc này là hệ quả của việc tư nhân không muốn tham gia. Còn việc đưa ra Nghị định này và tuyên bố tư nhân bị cấm tham gia các lĩnh vực đó lại là không phù hợp. Giả sử một ngày nào đó tư nhân muốn tham gia, thì sao? Phải sửa Nghị định? Mặc dù Điều 6 của Nghị định đã mở ra cơ chế để sửa Nghị định khi tư nhân đề xuất tham gia, nhưng khi đó quyền Hiến định của DN mà lại phải đi xin Nhà nước để được làm sao?

Lý do thứ ba, đúng là hiện nay có một số ngành nghề liên quan đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia mà Nhà nước chưa dám cho tư nhân tham gia, vì lo ngại sẽ nảy sinh những tác động tiêu cực không kiểm soát được. Tuy nhiên, việc cấm tư nhân tham gia là chưa thỏa đáng. Việc kiểm soát tác động tiêu cực có thể được thực hiện bằng phương pháp khác như điều kiện kinh doanh, cơ chế kiểm tra, giám sát… Ví dụ, Vietlot kinh doanh xổ số là một DN Nhà nước nhưng vẫn có nhu cầu giám sát việc trao thưởng. Như vậy, rõ ràng là dù DN tư nhân hay DN nhà nước cung ứng dịch vụ không quan trọng, mà quan trọng là cơ chế kiểm tra, giám sát như thế nào. Ngay như ngành ngân hàng, một ngân hàng hoạt động có thể tác động lớn vào an toàn tài chính quốc gia, nhưng Việt Nam vẫn cho phép thành lập ngân hàng và kiểm soát bằng thể chế Luật Tổ chức tín dụng và thiết chế Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, có thể, trong giai đoạn trước mắt, Nhà nước chưa kịp hoàn thiện thể chế và thiết chế để quản lý một số thị trường nhất định thì có thể hạn chế tư nhân đầu tư. Nhưng phải xác định rõ thời hạn. Không nên đưa ra một quy định cấm tư nhân tham gia vô thời hạn như vậy.

Do đó, cách tốt nhất để xử lý Nghị định này là: Thứ nhất, loại bỏ toàn bộ các ngành nghề được đưa vào danh mục với lý do tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia. Thứ hai, chỉ giữ lại những ngành nghề mà sự tham gia của tư nhân có thể nảy sinh tác động tiêu cực, nhưng đi kèm với đó là phải xác định rõ thời hạn tối đa là 3 năm để Nhà nước chuẩn bị cơ chế quản lý phù hợp. Hết thời hạn đó phải để cho tư nhân tham gia. Thứ ba, nên thay thế Nghị định này bằng một đạo luật vì chỉ đạo luật của Quốc hội mới hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân.

 Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI 
Nguồn: http://enternews.vn/doc-quyen-nha-nuoc-khong-the-la-dac-quyen.html