Viện sĩ Trương Công Phú: Chính sách quản lý tài chính hiệu quả là…
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Xin Viện sĩ cho biết vai trò quản lý của nhà nước đối với các DN Việt Nam,về tài chính và điều kiện kinh doanh?

VS. Trương Công Phú: Quản lý nhà nước về tài chính với nghĩa rộng bao gồm cả tiền tệ, tín dụng, thanh toán,… có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để quản lý có hiệu quả nền tài chính quốc gia thì vấn đề cốt lõi là phải có chính sách tài chính, tiền tệ (trung tâm là chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá ) phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển.

Vậy vấn đề  đó có đặc thù gì thưa Viện sĩ?     

VS. Trương Công Phú: Các chính sách về tài chính, tiền tệ của chúng ta vừa qua đã góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, còn quá nhiều vấn đề bất cập cần phải hoàn thiện, nhất là chính sách phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập quốc dân, chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá.

Chúng ta cần phải hoàn thiện như thế nào cho phù hợp để DN phát triển bền vững không?  

VS. Trương Công Phú: Để hoàn thiện các chính sách và cơ chế nói trên cần có sự phối hợp chặt chẽ và sự cầu thị giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và  hệ thống các doanh nghiệp mới. Sự lãnh đạo của Đảng để hoàn thiện cơ chế dân chủ trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.
 
Mô hình kinh tế thị trường gồm: Nhà nước pháp quyền, lực lượng thị trường (hệ thống doanh nghiệp) và các tổ chức chính trị – xã hội dân sự. Đó là mô hình chung, có thể vận dụng vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.

Sức sống của mô hình này là trình độ dân chủ ngày càng cao, thể hiện ở kế hoạch định kỳ giao hữu trao đổi hai chiều(tương tác) trên các mặt:

Thứ nhất, để có chính sách tài chính, tiền tệ đúng đắn Nhà nước cần đưa vấn đề cho các tổ chức chính trị – xã hội (mặt trận) và các doanh nghiệp tư vấn, phản biện có cơ sở khoa học và thực tiễn. Vấn đề đưa ra sẽ được hoàn thiện thậm chí thấm sâu vào xã hội và kinh tế trước khi thực hiện.
    
Thứ hai, trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách và cơ chế tài chính, tiền tệ các doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh với Nhà nước những mặt còn hạn chế, yếu kém của chính sách, cơ chế  này. Đồng thời đề xuất với Nhà nước những kiến nghị về hoàn thiện chính sách, cơ chế về những giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách, cơ chế một cách nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả.

Thực hiện theo mô hình phối hợp này chắc chắn sẽ phát hiện đầy đủ những vấn đề cần hoàn thiện và hoàn thiện như thế nào những vấn đề đó.
      
Nếu cơ quan soạn thảo và người ký quyết định ban hành chính sách, cơ chế về tài chính, tiền tệ biết lắng nghe, biết tiếp thu và chọn lọc, hiểu thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, đặt lợi ích của nhà nước của tập thể  lên trên thì chúng ta sẽ có chính sách, cơ chế tài chính, tiền tệ ngày càng hoàn thiện. Với tinh thần “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” thì việc tổ chức thực hiện chính sách, cơ chế tài chính, tiền tệ sẽ thành công.

Xin cảm ơn Viện sĩ, Tamnhin.net sẽ tiếp tục trao đổi cùng Viện Sĩ vào các kỳ tiếp theo.

                                    Mai Huy thực hiện Nguồn: Báo điện tử Tầm Nhìn