Công nghiệp và thương mại hỗ trợ nhau cùng phát triển
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hệ số sử dụng năng lượng cao

“Bắt đầu từ năm 2008, bộ phải nhấn mạnh đến sự phối hợp, gắn bó giữa 2 ngành công nghiệp-thương mại. Đây chính là lúc chúng ta cần huy động sức mạnh, trí tuệ tập thể, tinh thần đoàn kết để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và phát triển ngành công thương lớn mạnh” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết: “Hiện chúng ta sử dụng năng lượng để sản xuất ra 1% GDP cao hơn nhiều so với quốc gia khác. Do vậy, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp, chúng ta sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trước năm 2020”.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 khoảng 60,78 tỉ USD, tăng 35,4% so với năm 2006. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu (chiếm 58%). Hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 3% nên không đáng lo ngại.

Đừng ngụy biện cho nhập siêu

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải không đồng ý với đánh giá này. “Nói thế là ngụy biện, rất nhiều mặt hàng nhập khẩu không đáng. Đối với từng mặt hàng phải có nhóm điều hành riêng, có cơ chế đặc biệt. Chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường, phải có bước đi, lộ trình, không thả nổi được. Vấn đề này Chính phủ đã có cả một đề án nhưng làm chưa tốt vì chưa quan tâm”. Phó Thủ tướng cho rằng trong thời gian qua, ngành công thương vẫn chưa thực sự ráo riết, quyết tâm nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để giảm tỉ lệ nhập siêu. Năm 2008, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu 59,03 tỉ USD.

Phó Thủ tướng yêu cầu bộ phải lưu ý đến những sản phẩm mới và xây dựng bằng được từng loại sản phẩm gắn với từng thị trường. Ghi nhận góp ý của các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tập trung xây dựng cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp trong nước liên kết lại tạo thành “cú đấm mạnh” trước khi các tập đoàn lớn nước ngoài vào chiếm lĩnh thị trường