Chỉ còn 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đây là quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi chỉnh lý cho quy định tại điều 6 của dự thảo Luật được trông chờ này.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu thu hẹp còn 322 ngành, nghề nhà nước độc quyền, doanh nghiệp muốn đầu tư hoặc phải có giấy phép kinh doanh, chấp thuận hoặc được xác nhận trước khi tiến hành hoạt động (tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật).

Số ngành, nghề nhà nước độc quyền hoặc phải có giấy phép kinh doanh được Ủy ban rà soát và phát hiện có 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra ,Ủy ban cũng yêu cầu thu hẹp 80 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép, chấp thuận hoặc xác nhận trước khi tiến hành hoạt động (tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Luật).

Theo Ủy ban, hiện có 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại 391 văn bản pháp luật.

Ngoài ra, bản mới nhất của dự luật cũng quy định tại Điều 8 về Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 và các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Danh mục quy định tại các Phụ lục 4 và 5 Luật này.

Điều 6 của bản mới nhất của dự thảo nêu ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:

1. Nhà đầu tư không được thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh sau:

a) Mua, bán người, xác người, mô, bộ phận cơ thể người;

b) Kinh doanh mại dâm;

c) Các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

d) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 Luật này;

đ) Kinh doanh các loại hóa chất Bảng 1 quy định tại Phụ lục 2 Luật này;

e) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã thuộc Phụ lục 1 Công ước CITES và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I theo quy định tại Phụ lục 3 Luật này.

2.Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm d, đ và e Khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, điều tra tội phạm thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Tư Hoàng – Thời báo Kinh tế Sài Gòn