Cho ý kiến về một số nội dung dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi)
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tham dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC; các đồng chí Phó Viện trưởng VKSNDTC: Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Nguyễn Văn Khánh; các đồng chí Ủy viên UBKS cùng Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSNDTC.

Tại cuộc họp, các đồng chí Phó Viện trưởng VKSNDTC, các đồng chí Ủy viên UBKS đã thảo luận, góp ý đối với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến một số nội dung của dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) như: Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính; phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự. Đặc biệt, các ý kiến đã tập trung phân tích, làm rõ nội dung trong dự thảo Luật về việc xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường như cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (điều 38 dự thảo Luật); việc xác định Viện kiểm sát là cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự (điều 39 dự thảo Luật); việc xác định Tòa án là cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự (điều 40 dự thảo Luật).

 Cũng tại cuộc họp, dưới sự chủ trì của đồng chí Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí, các đại biểu đã đóng góp ý kiến đối với nhiều nội dung trong dự thảo Quy định tạm thời về việc đăng ký văn bản chuyên ngành thuộc thẩm quyền của VKSNDTC, như: Thẩm quyền ký văn bản của Viện trưởng VKSNDTC; trách nhiệm của người được ủy quyền ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền Viện trưởng VKSNDTC; thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền Viện trưởng VKSNDTC; thẩm quyền ký văn bản của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc VKSNDTC; thẩm quyền ký văn bản của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ở VKSNDTC. Theo VKSNDTC, việc quy định tạm thời về việc ký, ký thay (KT.), ký thừa lệnh (TL.) và ký thừa ủy quyền (TUQ.) đối với các văn bản tố tụng, văn bản hành chính – tư pháp và một số văn bản khác thuộc thẩm quyền của VKSNDTC nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và bảo đảm sự thống nhất trong việc ký các văn bản thuộc thẩm quyền.Theo Báo Điện tử Bảo vệ Pháp luật