Chưa rõ khung pháp lý cho hội nhập
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 “Mải” bảo vệ nguồn lợi thủy sảnLuật Thủy sản 2003 được sửa đổi trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản đang suy giảm nghiêm trọng và môi trường sống của các loài thủy sản tự nhiên, thủy sản nuôi trồng ngày một ô nhiễm nặng nề. Nói như đại diện Bộ NN và PTNT, trữ lượng thủy sản hiện đã “tới ngưỡng” so với cường lực khai thác. Vì vậy, dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định mới nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điểm này được nhiều đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao.Theo Phó trưởng Đoàn ĐBQH Bến Tre Nguyễn Thị Lệ Thủy, việc dự Luật dành một điều để quy định về đồng quản lý trong hoạt động thủy sản hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Dù chưa xuất hiện trong Luật Thủy sản 2003 nhưng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng đã được triển khai thí điểm tại nhiều địa phương và đạt hiệu quả trên nhiều phương diện. Người dân ở những khu vực thực hiện mô hình đồng quản lý đã có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác có trách nhiệm và thu nhập của họ cũng tăng lên. Nội dung này được thể chế hóa trong luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để triển khai trên cả nước.Bên cạnh đó, những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản cũng được rà soát và bổ sung cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, dự án Luật cấm thả, phóng sinh các loài thủy sản ngoại lai vào vùng nước tự nhiên; cấm các phương pháp khai thác thủy sản có tính hủy diệt; cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản…Bộ NN – PTNT, cơ quan soạn thảo dự án Luật, cũng bổ sung một số loại giấy phép để kiểm soát chặt hơn nguồn lợi thủy sản. Ví dụ, hiện nay có nhiều nghề không sử dụng tàu cá, như nghề đăng trên sông, đầm phá, có sản lượng khai thác rất lớn và ảnh hưởng nhiều đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản. Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định Giấy phép khai thác thủy sản cho tổ chức, cá nhân không sử dụng tàu cá nhưng sử dụng nghề theo quy định phải cấp phép. Hoặc, dự án Luật cũng quy định việc cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác đối với một số nghề, một số đối tượng thủy sản nhất định dựa trên điều tra trữ lượng nhằm quản lý nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, phục hồi và phát triển này. Không nên thành lập kiểm ngư cấp tỉnh
Dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) bổ sung chương “Kiểm ngư” và quy định cơ quan kiểm ngư gồm kiểm ngư Trung ương và kiểm ngư địa phương.
Nhiều đại biểu dự hội thảo cho rằng, việc hình thành lực lượng kiểm ngư địa phương không khả thi và đề xuất chỉ nên tổ chức lực lượng kiểm ngư ở Trung ương và vùng. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đào Công Thiên, chỉ nên thành lập Cục Kiểm ngư và Cục Kiểm ngư cấp vùng. Ngoài 12 hải lý thì giao cho kiểm ngư vùng quản lý, trong 12 hải lý thì giao thanh tra thủy sản của tỉnh. Đánh bắt thủy sản cũng có mùa vụ, tới mùa vụ nào chúng ta tăng cường kiểm tra ở đó cho đỡ tốn kinh phí, tốn tiền”, ông Thiên nói.
 “Quên” thúc đẩy hội nhập?Hầu hết những người quan tâm đến ngành thủy sản đều biết ngành này hội nhập khá sớm, từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước khi nhà nước cho phép ngành xuất khẩu theo cách thu ngoại tệ để tự trang trải kinh phí. Các vụ kiện chống bán phá giá cá tra, tôm phần nào chứng tỏ thủy sản Việt Nam đã ra thị trường thế giới với khối lượng lớn, đáng để các đối thủ cạnh tranh e dè.“Xuất khẩu thủy sản năm nào cũng vượt chỉ tiêu, năm ngoái mang về hơn 7 tỷ USD. Nhờ hội nhập, thủy sản mới phát triển nhanh được như vậy”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản cũ (nay nhập vào Bộ NN – PTNT) nói. Vậy nhưng, theo bà Minh, quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Thủy sản (sửa đổi) lại thiếu nội dung đưa nghề cá đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và chuẩn mực quốc tế. “Giờ ngành chế biến thủy sản phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế mới xuất khẩu được. Các doanh nghiệp thu mua số lượng lớn bắt đầu kiểm tra trực tiếp người nuôi trồng thủy sản, nhưng khâu đánh bắt chúng ta không dám cho họ xem vì rất lạc hậu so với thế giới, không đáp ứng được chuẩn mực của các nhà nhập khẩu”. Người gắn bó với các doanh nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu nhiều năm khi ở trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cũng nhấn mạnh: “Mở được thị trường mới kéo nuôi trồng, khai thác, chế biến đi theo. Chúng ta quan tâm bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng hàng không bán được thì người dân sống bằng gì, ngành thủy sản phát triển sao được?”.Cho rằng thủy sản Việt Nam đã rất “vất vả” trong quá trình hội nhập sớm Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hoài Nam lấy làm tiếc rằng dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) chưa có các nội dung nhằm tạo hành lang cho Chính phủ, Bộ NN – PTNT và các bộ, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ hội nhập. Trong khi đó, xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam đã khẳng định vị trí quan trọng trên thế giới và được xác định là yếu tố chính thức đẩy phát triển thủy sản trong tương lai. Ngoài các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay các hiệp định thương mại Việt Nam đã và sẽ tham gia, nhiều trường hợp Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu, luật lệ của nước nhập khẩu để hội nhập và xuất khẩu được thủy sản vào thị trường đó. Ví dụ, Việt Nam đã phải có những điều chỉnh từ quy định pháp lý đến hệ thống kiểm soát để đáp ứng quy định kiểm soát khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) EU thực thi từ năm 2020 (sắp tới có thể Mỹ cũng áp dụng); Luật Nông trại (Mỹ)… “Dự án Luật cần bổ sung khung pháp lý về hội nhập, tạo cơ sở thích ứng với yêu cầu của các hiệp định thương mại cũng như của các nước nhập khẩu”, ông Nam đề xuất.“Tôi mong Luật này là cơ sở để phát triển lâu dài và hiện đại hóa ngành thủy sản” – mong muốn của bà Nguyễn Thị Hồng Minh đã được đại diện Ban soạn thảo dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) ghi nhận. Thêm Quỹ sẽ thêm khó cho ngư dânDự án Luật Thủy sản (sửa đổi) quy định Quỹ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng có Quỹ Trung ương và quỹ cấp tỉnh; khuyến khích thành lập quỹ của cộng đồng. “Nếu không có quỹ cấp tỉnh sẽ không thể thu được nguồn tài chính đóng góp. Bên cạnh đó, sẽ rất khó khăn trong việc xử lý nếu có sự cố môi trường xảy ra”, đại diện Bộ NN – PTNT lý giải.Hầu hết đại biểu đề nghị cân nhắc việc thành lập Quỹ vì sẽ làm tăng biên chế, bộ máy và tăng chi phí đầu vào đối với các tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản. “Một con cá từ lúc đánh bắt đến xuất khẩu giờ đã ít nhất 4 lần nộp quỹ”, ông Nguyễn Văn Hưng, nguyên hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành (Văn phòng Chính phủ) nêu. Còn theo bà Hồ Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính, Dự án Luật quy định ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ cho Quỹ là không phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước 2015.Đại diện lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên cho rằng chỉ nên thành lập Quỹ của cộng đồng trên tinh thần tự nguyện để bớt khó cho ngư dân.
 Theo Báo Người đại biểu nhân dân