Chưa thống nhất cơ quan phụ trách phòng chống rửa tiền
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo quy định tại mục 2, chương 3 của dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền thì cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có chức năng thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin có nghi ngờ về rửa tiền cho cơ quan điều tra liên quan.   Tuy nhiên, nhiều ủy viên TVQH lại cho rằng NHNN chỉ cần lập một trung tâm thông tin để thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin cho cơ quan điều tra thực hiện xác minh, truy tố.   Theo phân tích của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, khái niệm phòng, chống rửa tiền rất rộng, không chỉ thu thập, xác minh thông tin mà còn phải xử lý hành vi rửa tiền.   Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhận định, việc đặt cơ quan phòng chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là không thật hợp lý.   Bởi, hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố là hành vi vi phạm pháp luật về hành chính, hình sự nên cần tổ chức thực hiện chặt chẽ, chuyên sâu. Các hành vi này dễ biến tướng và trở nên tinh vi hơn, gây khó khăn trong việc phát hiện của NHNN cũng như  khiến công tác phòng chống rửa tiền đạt hiệu quả thấp.   Do đó, theo đề xuất của Thứ trưởng Phạm Huy Ngọ, nên đặt cơ quan thông tin tại NHNN còn đơn vị chuyên trách đấu tranh phòng chống rửa tiền thì sẽ đặt tại Bộ Công an.   Về vấn đề này, Phó Thống đốc Trần Minh Tuấn cho biết, đặt cơ quan phòng chống rửa tiền tại NHNN là theo thông lệ quốc tế. Ông đồng ý với Thứ trưởng Ngọ rằng, NHNN chỉ phát hiện và chuyển giao cho cơ quan điều tra chứ không thực thi pháp luật về việc này.   Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, không thể có cơ quan nào làm hết mọi việc về phòng, chống rửa tiền mà cần quy định rõ trách nhiệm cho các cơ quan liên quan để cùng phối hợp thực hiện. “Dù đặt ở NHNN hay Bộ Công an, Tòa án hay Quốc hội, cũng không thể chỉ một mình tổ chức đó mà làm hết” – ông nói.   Tán thành với ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng “gật đầu”, nhấn mạnh rằng “không thể có đơn vị nào làm phòng chống rửa tiền từ A đến Z”. Do vậy, hợp lý vẫn nên là, việc thu thập thông tin thuộc trách nhiệm NHNN còn công việc tiếp sau đó sẽ chuyển đến cơ quan điều tra của Bộ Công an.   Thay mặt cơ quan thẩm định dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho hay, dự luật cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan liên quan bao gồm NHNN, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong phòng, chống rửa tiền.   Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, trong 5 năm qua, cơ quan phòng chống rửa tiền khi trực thuộc NHNN vẫn phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, không gây vướng mắc. Do vậy, phía Ủy ban cho rằng, vẫn nên NHNN là cơ quan phòng chống rửa tiền. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.   Cũng trong phiên làm việc chiều nay, TVQH đã cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi.   UBTVQH đã thống nhất, chỉ nhận tiền gửi cá nhân chứ không nhận tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ bảo hiểm tiền gửi là đồng Việt Nam.   Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, có 49 ý kiến đại biểu đã đề nghị bảo hiểm cả ngoại tệ và vàng.   Bích Diệp
Nguồn:  Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu