Còn nhiều trăn trở 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
​​​​​​​Chia sẻ về Chương trình hành động nhiệm kỳ qua, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân cho biết, làm ĐBQH là vinh dự và tự hào, tuy nhiên để làm hết được trách nhiệm của người đại biểu quả thực là rất khó. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng đối với người làm công tác dân tộc và đại biểu đại diện cho người dân tộc thiểu số, với một nhiệm kỳ qua đi, bản thân tôi cũng còn rất nhiều trăn trở…

Nhìn lại 5 năm nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, bà đã có nhiều đóng góp cho Quốc hội, Đoàn ĐBQH, cử tri cả nước. Vậy bà có thể chia sẻ về chương trình hành động mà bà đã đưa ra và hứa trước cử tri nơi mình ứng cử?

– Làm ĐBQH là vinh dự và tự hào, tuy nhiên để làm hết được trách nhiệm của người đại biểu quả thực là rất khó. Với tôi, 5 năm một nhiệm kỳ, tôi đã hết sức cố gắng, phấn đấu để làm tròn vai của một người ĐBQH trước cử tri và nhân dân tại địa phương tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đối với cử tri cả nước.

Đối với chương trình hành động của mình nhiệm kỳ qua, một trong những vấn đề tôi tập trung là phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó, vấn đề mà tôi quan tâm và cũng đóng góp một phần của mình với trách nhiệm một ĐBQH đó là giảm nghèo bền vững cho vùng dân tộc thiểu số, vấn đề giáo dục, y tế. Và đặc biệt là đại biểu nữ nên tôi cũng rất quan tâm cử tri là nữ người dân tộc thiểu số và đối tượng trẻ em để làm sao tạo được sự bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ công như là giáo dục, y tế.

<img alt="" src="” width=”850px” />
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân 

Vấn đề thứ hai mà tôi quan tâm trong chương trình hành động của mình là tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Và vấn đề thứ ba là nơi ở cho đồng bào; nhiều bà con vẫn bị thiếu đất ở, thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất sản xuất. Đây là điều tôi rất trăn trở.

Một điều để lại dấu ấn cả một nhiệm kỳ đó là tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14, phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Quốc hội thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Có thể nói, đây là 2 nghị quyết mang tính lịch sử và cũng hướng đến để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước là “không để ai ở lại phía sau”. Tôi nghĩ cá nhân mình ít nhiều cũng đã đóng góp tích cực trong hoạt động này.

Vậy thưa bà, làm thế nào để cử tri có thể đánh giá chương trình hành động của đại biểu và xác định vai trò đại biểu thực hiện lời hứa với cử tri?

– Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để làm tròn trách nhiệm của người ĐBQH đối với cử tri nơi mình ứng cử, tuy nhiên, đối với người làm công tác dân tộc và đại biểu đại diện cho người dân tộc thiểu số quả thực với một nhiệm kỳ qua đi, bản thân tôi cũng còn rất nhiều trăn trở.

Trăn trở thứ nhất hiện nay là vấn đề nghèo đói. Vùng lõi của nghèo vẫn là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Vấn đề thứ hai là vấn đề giáo dục đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi để làm sao đó, đặc biệt là trẻ em gái được đến trường trong đúng độ tuổi của mình và hạn chế nhất tình trạng trẻ em bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, do thiếu lao động, trẻ em gái phải bỏ học vì tảo hôn.

Một vấn đề trăn trở nữa là đời sống của bà con hiện nay, đặc biệt là qua trận lũ vừa qua việc di dời bà con khỏi những nơi thường xuyên xảy ra nguy cơ xả lũ thì quả thực vấn đề này hiện chưa giải quyết được.

Những điều gì suy tư, trăn trở mà đến nay đại biểu thấy mình chưa làm được, còn ‘‘nợ’’ cử tri, thưa bà?

– Một trong những vai trò của ĐBQH hết sức quan trọng đó là chức năng đại diện. Chức năng đại diện ở đây để làm sao cho cử tri tin tưởng khi bầu một đại biểu đại diện cho mình thể hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Ở đây, vai trò đại diện phải thông qua mấy vấn đề. Một là trong công tác lập pháp, hai là trong công tác giám sát, ba là tham gia nhưng vấn đề quan trọng của đất nước. Để thực hiện tròn vai được chức năng đại diện của mình thì đòi hỏi người ĐBQH vừa có tâm, có tầm và nói cụ thể hơn người ĐBQH phải gắn bó với cử tri, thấu hiểu cuộc sống hàng ngày thì mới có thể phản ánh tâm tư của cử tri đến Quốc hội.

Liên hệ mật thiết với cử tri, giám sát cơ quan hữu quan và đưa cuộc sống vào pháp luật luôn tâm niệm của đại biểu. Vậy kỷ niệm nào đáng nhớ và để lại cho bà nhiều cảm xúc nhất trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV này?

– Nếu mà nói về những kỷ niệm ấn tượng và sâu sắc nhất đối với tôi là một ĐBQH dân tộc thiểu số thì có lẽ là việc ban hành hai nghị quyết của Quốc hội như tôi đã đề cập. Đây là quyết định mang tính chất lịch sử và thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Còn kỷ niệm với những người làm công tác đại biểu thì trong những cuộc tiếp xúc cử tri để cử tri hiểu được mình chỉ là ĐBQH mang tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng phản ánh đến nghị trường Quốc hội cũng như là thông qua chức năng đại diện của mình để có những sự phối hợp, đề xuất với các bộ ngành giải quyết được những tâm tư, đề xuất. Có những đề xuất rất là cụ thể như điện, đường, trường, trạm nó vượt quá khả năng của người đại biểu thì chúng tôi chỉ mang những kiến nghị đó để phản ánh với các, bộ ngành giải quyết.

– Trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV này, đại biểu sẽ xây dựng chương trình hành động như thế nào? Những nội dung nào được đại biểu ưu tiên đưa vào chương trình hành động của mình để vận động bầu cử tại địa phương nơi mình ứng cử?

– Với nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV tôi nghĩ không thể khác được đó là phải thực hiện thật tốt vị trí và vai trò của người đại biểu đại diện cho ý trí, nguyện vọng của cử tri địa phương đơn vị nơi bầu ra mình, cử tri và nhân dân cả nước. Đối với những công việc cụ thể, với cá nhân tôi ngoài việc thực hiện chức năng đại diện cho cử tri và nhân dân thì tôi nghĩ rằng là cần phải tăng cường hơn nữa giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật đối với chính sách dân tộc và công tác dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Xin trân trọng cảm ơn bà!