Có cần cấp hạn ngạch khai thác thủy sản?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chia sẻ nhanh với chúng tôi sau chuyến đi biển dài ngày, ngư dân Lê Dũng – Chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu ĐNa 90098TS, công suất 840 CV (thuộc Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, cấp hạn ngạch hay cấm khai thác tránh tận diệt nguồn thuỷ hải sản nếu thực hiện trong một thời gian gấp gáp là việc khó thực hiện. Bởi lẽ, theo ông Dũng, ngư dân quanh năm bám biển, khai thác nhiều vùng biển chứ không phải riêng khu vực Hoàng Sa. Ngư trường nào cạn kiệt, ngư dân lại chuyển đi đánh bắt ngư trường khác, còn nếu cấm khai thác mùa nào đó, chắc có lẽ ngư dân khó thực hiện. Vì vậy, nếu Nhà nước có biện pháp cấm khai thác vùng biển nào, cấm khai thác trong đôi ba tháng…, phải có biện pháp xử lý, hỗ trợ hợp lý thì ngư dân mới tuân thủ được. Ông Dũng dẫn đơn cử, bản thân ông đã hơn 20 năm đi biển, khai thác vùng khơi xa các loại cá ngừ, cá thu, cá dũa… Có chuyến chỉ được 1-2 tấn cá, có khi 10-15 tấn. Có chuyến có thu nhập, có chuyến huề vốn, có chuyến thậm chí lỗ vốn. Nếu cấm khai thác trong một thời gian thì ngư dân sẽ làm gì?” – ông Dũng băn khoăn.

Còn theo ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng, việc ngăn chặn cấm khai thác một loài hải sản ở một thời kỳ nhất định là điều cần thiết. Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, muốn làm được phải có hiểu biết tường tận về hệ sinh thái đang quản lý, như từng loài phân bổ ra sao, từng loài sinh sản thế nào, mùa nào… rồi mới ra hạn ngạch hay lệnh cấm là cần thiết. Còn lại bất kỳ sự can thiệp nào bằng mệnh lệnh hành chính nhưng không xuất phát từ sự hiểu biết tường tận về tài nguyên, chỉ tạo ra “cửa quyền” cho bộ phận quản lý và có thể ảnh hưởng nguy hại đến người dân- ông Lĩnh nhận định.

Ngay chính Thượng tướng Phạm Ngọc Minh – Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cũng phải thừa nhận, việc cấp hạn ngạch cho đánh bắt thủy sản là mang tính định hướng, còn để thực hiện được cần một quá trình lâu dài.

Thiết nghĩ, hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta còn theo truyền thống, tập quán. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiên cứu để có lộ trình, từ đó mới quy hoạch được ngành nghề đánh bắt thủy sản.

MAI THANH
Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp