Đề xuất bỏ áp dụng giới hạn giờ làm thêm đến ngày 1/1/2025
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn tất, lấy ý kiến.

.
 VASEP đề xuất tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 300 giờ lên 400 giờ không phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất

Bỏ áp dụng giới hạn giờ làm thêm đến 1/1/2025

Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng và được tổ chức làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn tất, lấy ý kiến.

Thời gian áp dụng đang được đề xuất là đến trước ngày 1/1/2025.

Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi Nghị quyết được ban hành đến trước ngày 1/1/2025, các doanh nghiệp sẽ không phải tuân thủ giới hạn làm thêm tối đa đến 40 giờ/tháng. Giới hạn làm thêm trong năm cũng được mở đến 300 giờ cho tất cả các ngành nghề, công việc.  

Lý giải về đề xuất này, Tờ trình gửi Chính phủ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, khoảng thời gian này là cần thiết vì ước tính, đến cuối năm 2022 thì tỷ lệ người dân được tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng và đến hết năm 2024, nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt, kể cả đối với những biến thể mới của virus Corona, thì hoạt động của các doanh nghiệp mới ổn định bình thường trở lại.

Việc quy định thời gian như Dự thảo tạo điều kiện phục hồi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cũng không quá dài gây quá tải cho người lao động có thể phải làm thêm liên tục trong khoảng thời gian dài. Đồng thời cũng dễ dàng cho việc tổ chức lao động của doanh nghiệp.  

Cũng phải nhắc lại, Nghị quyết số 105/NQ-CP đã giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Doanh nghiệp đề xuất nới khung lên 400 giờ/năm

Tuy nhiên, trong văn bản góp ý gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vẫn muốn có thêm đề xuất.

Một mặt, VASEP đồng tình với Dự thảo về bỏ quy định trần số giờ làm thêm trong 1 tháng. Nhưng VASEP đề xuất tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 300 giờ lên 400 giờ, không phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, để tạo điều kiện linh hoạt cho sản xuất, đáp ứng đơn hàng và đối ứng với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng do dịch bệnh Covid-19.

Cùng với đó, VASEP đề nghị bỏ tạm thời quy định Thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ theo Điều 62, Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, khi doanh nghiệp có kế hoạch làm thêm giờ chỉ cần dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. “Việc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp kế hoạch làm thêm tùy thuộc theo tình hình thực tế của doanh nghiệp về nguyên liệu và lực lượng lao động. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thời gian làm thêm theo đúng quy định của Nghị quyết và chịu trách nhiệm hậu kiểm”, VASEP gửi kiến nghị tới Bộ Lao động  – Thương binh và Xã hội.