Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Không để hệ thống pháp luật bị cồng kềnh
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hệ thống văn bản pháp luật cồng kềnh “làm khó” việc thi hành

Với quan điểm này, Chính phủ thấy rằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật BHVBQPPL bao gồm cả việc xây dựng, ban hành văn bản hành chính (BHVBHC) là khó khả thi và khó đạt được mục đích ban hành Luật vì VBQPPL và VBHC có sự khác nhau về bản chất; từ đó có sự khác biệt rất lớn về đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc ban hành, chủ thể ban hành, nội dung, thẩm quyền, hình thức văn bản, quy trình ban hành, hiệu lực thi hành và các nội dung khác như rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển, kiểm tra văn bản… nên việc ghép Luật BHVBQPPL với Luật Ban hành quyết định hành chính (đang được xây dựng theo Nghị quyết của Quốc hội) là khó khả thi. 

Hơn nữa, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật không làm đơn giản hơn hệ thống pháp luật như mục đích mà Quốc hội, Chính phủ đã đặt ra khi xây dựng Dự án Luật mà còn làm phức tạp hơn hệ thống pháp luật của Nhà nước, dẫn đến một hệ thống VBPL quốc gia rất đồ sộ, cồng kềnh về hình thức văn bản (bao gồm cả quyết định, giấy chứng nhận, giấy đăng ký, giấy phép hoặc các loại văn bằng, chứng chỉ do các luật chuyên ngành quy định) với nhiều tầng nấc hiệu lực khác nhau; số lượng VBPL sẽ rất lớn (chỉ tính riêng lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp, năm 2014 cơ quan hành chính có thẩm quyền các cấp đã ban hành 8.893.639 quyết định xử phạt vi phạm hành chính). 

Như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực thi pháp luật vốn đang rất yếu kém hiện nay, đồng thời cũng sẽ gây khó khăn cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. 

Do đó, Chính phủ đề nghị cho phép giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật là chỉ quy định về việc xây dựng, BHVBQPPL. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Doãn Khánh – Phó trưởng ban Nội chính Trung ương nhận thấy, nếu điều chỉnh cả việc ban hành các VBHC sẽ tạo lên áp lực cho việc thi hành. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng thấy nên lựa chọn phạm vi điều chỉnh là VBQPPL, thống nhất với phương án 2 của Ủy ban Pháp luật là giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật như đề xuất của Chính phủ, không điều chỉnh các VBHC.

Hệ thống văn bản pháp luật cồng kềnh “làm khó” việc thi hành

Với quan điểm này, Chính phủ thấy rằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật BHVBQPPL bao gồm cả việc xây dựng, ban hành văn bản hành chính (BHVBHC) là khó khả thi và khó đạt được mục đích ban hành Luật vì VBQPPL và VBHC có sự khác nhau về bản chất; từ đó có sự khác biệt rất lớn về đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc ban hành, chủ thể ban hành, nội dung, thẩm quyền, hình thức văn bản, quy trình ban hành, hiệu lực thi hành và các nội dung khác như rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển, kiểm tra văn bản… nên việc ghép Luật BHVBQPPL với Luật Ban hành quyết định hành chính (đang được xây dựng theo Nghị quyết của Quốc hội) là khó khả thi. 

Hơn nữa, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật không làm đơn giản hơn hệ thống pháp luật như mục đích mà Quốc hội, Chính phủ đã đặt ra khi xây dựng Dự án Luật mà còn làm phức tạp hơn hệ thống pháp luật của Nhà nước, dẫn đến một hệ thống VBPL quốc gia rất đồ sộ, cồng kềnh về hình thức văn bản (bao gồm cả quyết định, giấy chứng nhận, giấy đăng ký, giấy phép hoặc các loại văn bằng, chứng chỉ do các luật chuyên ngành quy định) với nhiều tầng nấc hiệu lực khác nhau; số lượng VBPL sẽ rất lớn (chỉ tính riêng lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp, năm 2014 cơ quan hành chính có thẩm quyền các cấp đã ban hành 8.893.639 quyết định xử phạt vi phạm hành chính). 

Như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực thi pháp luật vốn đang rất yếu kém hiện nay, đồng thời cũng sẽ gây khó khăn cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. 

Do đó, Chính phủ đề nghị cho phép giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật là chỉ quy định về việc xây dựng, BHVBQPPL. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Doãn Khánh – Phó trưởng ban Nội chính Trung ương nhận thấy, nếu điều chỉnh cả việc ban hành các VBHC sẽ tạo lên áp lực cho việc thi hành. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng thấy nên lựa chọn phạm vi điều chỉnh là VBQPPL, thống nhất với phương án 2 của Ủy ban Pháp luật là giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật như đề xuất của Chính phủ, không điều chỉnh các VBHC.

Hạn chế thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản

Thẩm quyền BHVBQPPL là một trong những nội dung gây nhiều tranh cãi xung quanh Dự thảo Luật BHVBPL. Trong đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, để bảo đảm chính quyền cấp huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phù hợp với đặc điểm của địa phương thì việc giao cho chính quyền cấp này thẩm quyền BHVBQPPL là cần thiết, nhưng phải xác định rõ cơ quan có thẩm quyền ban hành và hình thức ban hành văn bản; đồng thời quy định chặt chẽ về phạm vi, điều kiện, quy trình ban hành nhằm khắc phục hạn chế hiện nay là cấp chính quyền này ban hành nhiều văn bản nhưng nội dung lại sao chép lại văn bản của cấp trên, ít chứa quy định mới. 

Nhưng đối với thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp xã, theo ông Nguyễn Doãn Khánh, đây là cấp cơ sở có trách nhiệm triển khai thực hiện pháp luật, do đó, không nên giao cho cấp này thẩm quyền BHVBQPPL. 

Hơn nữa, nếu tiếp tục giữ thẩm quyền BHVBQPPL của cấp xã như hiện nay thì càng làm cho hệ thống pháp luật tiếp tục phức tạp, nhiều tầng nấc, khó kiểm soát từ phía các cơ quan nhà nước cấp trên; ảnh hưởng đến sự quản lý, điều hành thông suốt từ Trung ương đến cơ sở. 

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị không quy định thẩm quyền BHVBQPPL của cấp xã. Trường hợp chấp nhận thì quy định giao cho cấp xã BHVBPL nhưng cần rà soát kỹ loại văn bản mà chính quyền cấp xã trực tiếp ban hành.

Trước những bất cập của hệ thống VBQPPL liên tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị rà soát để hạn chế bớt VBQPPL liên tịch ngay trong Dự thảo Luật này. Và sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị không qui định hình thức VBQPPL liên tịch và không nên giao cho Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC ban hành thông tư vì chức năng chính của các cơ quan tư pháp là áp dụng pháp luật trong hoạt động tố tụng. 

Kiến nghị tiếp tục giao Chính phủ ban hành Nghị định “không đầu”

Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, trước mắt, cần tiếp tục quy định giao Chính phủ ban hành nghị định quy định về những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của QH, UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật, pháp lệnh (nghị định “không đầu”), trừ trường hợp quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân và vấn đề khác theo quy định của Hiến pháp là phải ban hành dưới hình thức luật. Nhưng trước khi Chính phủ ban hành nghị định này cần phải được sự đồng ý của UBTVQH.

Một số ý kiến khác đề nghị không giao Chính phủ ban hành loại nghị định này; trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể trình QH, UBTVQH ban hành luật, pháp lệnh theo quy trình rút gọn để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội vì, hiện UBTVQH họp thường xuyên mỗi tháng một lần, có thể xem xét, ban hành sớm văn bản, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Theo Báo Điện tử Pháp luật Việt Nam