Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tham dự cuộc họp còn có đại diện của Bộ Công thương, Bộ Tư pháp; một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT: Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản – Tổng Cục địa chất và Khoáng sản; Giám đốc Qũy BVMT Việt Nam; Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Vụ CSPC, Cục QLCT&CTMT – Tổng cục Môi trường; Chi cục BVMT Quảng Ninh và các chuyên gia trong lĩnh vực khoáng sản.

Theo đó, từ năm 2008 đến nay, Bộ TN&MT đã thẩm định, phê duyệt 54 Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền với tổng số tiền ký quỹ trên 650 tỷ đồng bao gồm 13 Dự án cải tạo, phục hồi môi trường khai thác than với tổng số tiền trên 143 tỷ đồng; 7 Dự án cải tạo, phục hồi môi trường khai thác sắt, Nikel, với tổng số tiền trên 300 tỷ đồng và 18 Dự án cải tạo, phục hồi môi trường khai thác đá làm vật liệu xây dựng, với tổng số tiền trên 100 tỷ đồng.

Tại 39 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thẩm định, phê duyệt trên 1367 Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, với tổng số tiền trên 715 tỷ đồng bao gồm: Các tỉnh miền Bắc đã phê duyệt 546 Dự án với tổng số tiền trên 453 tỷ đồng; Các tỉnh miền Trung đã phê duyệt trên 510 Dự án với tổng số tiền trên 133 tỷ đồng và các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên đã phê duyệt khoảng 311 Dự án với tổng số tiền gần 130 tỷ đồng.

Như vậy, sau gần ba năm thực hiện và triển khai Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, công tác quản lý, ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường dần đi vào ổn định; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường với Tổng số tiền ký quỹ đã được phê duyệt là hơn 1000 tỷ đồng.

Song cho đến nay, Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg đã bộc lộ một số những bất cập và vướng mắc trong quá trình triển khai. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất sửa đổi Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg nhằm tăng cường có hiệu quả hơn nữa trong hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam.

Tại Dự thảo mới, các vấn đề sửa đổi sẽ tập trung vào:

Một là, về hình thức: đối với những dự án khai thác khoáng sản mới, gộp nội dung cải tạo, phục hồi môi trường thành một phần trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc thẩm định theo đúng quy định đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thay đổi cụm từ “Dự án cải tạo, phục hồi môi trường” thành “Đề án cải tạo, phục hồi môi trường”;

Hai là, về đối tượng điều chỉnh sẽ bổ sung các đối tượng phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường/Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung còn thiếu như đã đề cập;

Ba là, về nội dung thay thế sẽ chỉnh sửa, bổ sung các quy định cụ thể về phương án cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các khu vực khai thác khoáng sản có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác; quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác; giải quyết chồng chéo giữa Dự án cải tạo, phục hồi môi trường với Đề án đóng cửa mỏ; tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá;

Bốn là, sẽ sửa đổi, bổ sung kinh phí cho công tác thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường; công tác lập các quy trình, định mức, đơn giá phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường;

Năm là, cần tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường, thực hiện tốt vai trò giám sát thi hành pháp luật cho người dân tại vùng mỏ.

Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được thành lập theo Quyết định 592/QĐ-BTNMT ngày 27/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến là Trưởng Ban soạn thảo.


Theo Tổng cục Môi trường, 11/6/2012