Giá trị pháp lý đặc biệt của trưng cầu ý dân
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tránh tình trạng “ép đi bỏ phiếu”

Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Trưng cầu ý dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh, cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất 3/4 tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành sẽ có giá trị thi hành. Theo ông Phan Trung Lý, kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố. Mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.

Tuy nhiên khi thảo luận, nhiều ĐB cho rằng quy định như trên thiếu tính khả thi. Theo ĐB Lâm Lệ Hà (Kiên Giang), quy định nội dung trưng cầu ý dân phải được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành mới có giá trị thi hành là quá cao, bởi hình thức trưng cầu ý dân hiện còn rất mới. “Nếu đưa ra tỷ lệ quá cao dễ dẫn tới tình trạng ép cử tri đi bỏ phiếu, như vậy là mất tính chất của trưng cầu ý dân”, ĐB Hà nêu.

Cùng quan điểm này, ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) phân tích, mục đích của việc trưng cầu ý dân là để tìm ra được sự đồng thuận cao trong nhân dân về vấn đề quan trọng của đất nước. Muốn vậy, số cử tri tham gia trưng cầu ý dân phải là đa số và phương án lựa chọn cũng phải sự lựa chọn của đa số cử tri. Tuy nhiên, quy định tỷ lệ như dự thảo chưa thực sự hợp lý. ĐB Sơn đề nghị chỉ cần quy định cuộc trưng cầu ý dân là hợp lệ và có giá trị thi hành khi được quá nửa số cử tri trong danh sách tán thành. 

Quy định rõ vấn đề “đặc biệt quan trọng”

Đề cập đến giá trị pháp lý, ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, kết quả trưng cầu ý dân phải có giá trị pháp lý đặc biệt, vì đây là quyết định của nhân dân, cao hơn quyết định của QH và được thể hiện trong Nghị quyết của QH. Nếu trong quá trình thực hiện cần thay đổi do nguyên nhân khách quan thì phải trưng cầu ý dân lại. Liên quan đến “vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước”, ĐB Bùi Mạnh Hùng đưa ra câu hỏi, đó là vấn đề gì? Theo ĐB Hùng “vấn đề đặc biệt quan trọng” ở đây phải là những vấn đề tác động to lớn đến sự phát triển chung, cần huy động khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Về việc này, ĐB Trương Thị Ánh (TPHCM) phân tích thêm rằng, vấn đề đặc biệt quan trọng nhất của đất nước đã liên quan đến an ninh quốc gia và quốc kế dân sinh, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, theo ĐB Ánh, trưng cầu ý dân phải được thực hiện trong phạm vi cả nước, thể hiện được ý nguyện của người dân trước vận mệnh quốc gia và dân tộc. Đồng thời kết quả trưng cầu ý dân phải có hiệu lực ngay từ khi công bố. Qua đó các cơ quan Nhà nước, tổ chức cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân và có trách nhiệm thực hiện.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cũng cho rằng, khái niệm “đặc biệt quan trọng” còn rất chung chung, không định lượng được rõ ràng. Do vậy, khi nảy sinh vấn đề cần xem xét, QH lại phải tiến hành thêm một bước, xem vấn đề đó có đặc biệt quan trọng không trước khi đưa vấn đề đó ra trưng cầu ý dân. Theo ĐB Vinh, điều này không chỉ dẫn đến tính hình thức, mà nguy hiểm hơn còn dễ bị các thế lực phản động, thù địch lợi dụng xuyên tạc.Theo Báo Điện tử Tiền phong