Kê khai tài sản: vẫn còn thiếu chế tài
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nghị định 68 quy định đối với công chức kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật: khiển trách; cảnh cáo, hạ bậc lương; giáng chức; cách chức. Nhưng lại chưa có quy định xử lý thế nào đối với số tài sản kê khai không trung thực, cũng chưa có quy định nào về kiểm tra nguồn gốc tài sản.

Tới đây, cùng với việc từng bước công khai tài sản, cán bộ công chức phải có nghĩa vụ giải trình đối với tài sản của mình. Đồng thời, cần có quy định xử lý đối với tài sản không giải trình được. Cần có quy định xử lý tài sản kê khai không trung thực theo hướng công ước của Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký, trong đó quy định “tài sản không giải trình được, bất minh là phải tịch thu”.

Ngoài ra, từ trước đến nay, chỉ những trường hợp cán bộ có vấn đề phải tiến hành xác minh mới biết và xử lý được chuyện kê khai không trung thực. Nên chăng, cần nghiên cứu để có thêm biện pháp xác minh việc tự kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ngoài hai điều kiện đã quy định nói trên.

Ngoài ra, quan chức tham nhũng chẳng dại gì không xé nhỏ tài sản chia cho vợ, con, người nhà đứng tên. Nghị định 68 cũng không tiên liệu thủ đoạn tránh né này!?

Theo kinh nghiệm, hiện nay, tại Trung Quốc, các quan chức chính phủ không chỉ bắt buộc phải báo cáo thu nhập cá nhân, số tài sản bất động sản và số tài sản đầu tư mà còn phải khai báo cả số tài sản của vợ hoặc chồng, con cái ở trong nước, và cả ở nước ngoài.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online