Luật riêng cho những DN bị “hành” nhiều nhất
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đưa ra nhận xét trên tại hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển DN vừa và nhỏ (SMEs) giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức ngày 6/1. Cũng theo ông Thành, nếu có bất ổn về vĩ mô, khu vực này cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nghịch lý “bé mà không muốn lớn”

Thế nhưng một điều khá nghịch lý được ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa chỉ ra, là trong 100 DN được Hiệp hội tiến hành khảo sát có đến 99 DN không có nhu cầu trở thành DN lớn.

Nguyên nhân, các DN này được đại đa số coi là công cụ để thoát nghèo, “do vậy họ không mong muốn điều gì to tát mà chỉ cần chính sách ổn định để tạo yếu tố bền vững cho DN”, ông Nam nói.

Một lý do nữa được ông Nam đưa ra là các chính sách hỗ trợ được ban hành ra trong 5 năm qua thì nhiều, nhưng chưa thực sự hiệu quả, DN nhỏ và vừa khó có thể thụ hưởng để phát triển. Đối với DN nhỏ và vừa tiếp cận được chính sách hỗ trợ thì họ lại càng không muốn “lớn”, để có thể “kéo dài thời gian” và tận dụng triệt để những chính sách hỗ trợ này.

Vì vậy, ông Nam đề xuất cần phải có một quy trình chuẩn theo hướng tập trung chính sách mũi nhọn, tránh việc dàn trải, mệnh ai nấy làm như các chương trình, dự án các Bộ, ngành đang thực hiện hiện nay. Đồng thời từ nay đến khi Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa được ban hành, khi mà chưa có quy trình chuẩn và các chính sách còn chung chung, cần quy định cụ thể đối tượng thụ hưởng trong các chính sách hỗ trợ DN là DN nhỏ và vừa, tránh tình trạng “ông lớn” át “ông bé”.

Nhà nước không thể hỗ trợ tất cả

Theo Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dự báo trong giai đoạn 2016-2020, cả nước sẽ có thêm 450.000 DN đăng ký hoạt động, đưa số DN hoạt động tại thời điểm năm 2020 lên con số 750.000 đơn vị. Các DN nhỏ và vừa sẽ đáp ứng 50% nhu cầu việc làm của xã hội.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, xuất khẩu của nhiều DN nhỏ và vừa Việt Nam đã không còn phải thông qua các tập đoàn đa quốc gia, mà có những sản phẩm giành được thế chủ động. Chẳng hạn, một DN Việt Nam đã chính thức ký được hợp đồng cung cấp bột tinh chất làm từ đất hiếm, độ tinh khiết 99,99% cho Samsung để mài màn hình phẳng. 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, có sản phẩm trong nước không bán được nhưng thị trường Malaysia lại ưa chuộng; sáng chế robot tra hạt gần 2 năm nay chưa được cấp bằng sáng chế nhưng phía Israel lại trả giá 5.000 USD…

Tuy nhiên, ông Đông thừa nhận các chương trình hỗ trợ SMEs thời gian qua còn tản mát, rời rạc, không gắn kết, xâu chuỗi được với nhau. “Ta hầu như chưa có chương trình cho DN nhỏ và vừa. May mà có DN nhỏ và vừa nào đó lọt vào các chương trình trên chứ không có chương trình dành riêng cho họ”, ông Đông nói.

Về cải cách thể chế hỗ trợ DN nhỏ và vừa, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo Luật dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2016, năm 2017 thông qua và năm 2018 sẽ có hiệu lực, tức là mất khoảng 2 năm. Nhưng nếu chuẩn bị tốt thì có thể chỉ mất 1 năm.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, không thể chờ thêm 2 năm nữa, mà phải bắt tay hành động ngay từ bây giờ, triển khai Kế hoạch hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa. Kế hoạch này phải được thiết kế theo hướng làm tiền đề, hồn cốt của Luật.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, với nguồn lực hiện nay, Nhà nước không thể trải hết tất cả các lĩnh vực, mà chỉ nên tập trung vào các ngành gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm đổi mới sáng tạo mà Việt Nam có lợi thế.

Cần giúp các hiệp hội lớn lên

Cùng quan điểm “Nhà nước không thể có đủ nguồn lực để giải quyết tất cả, có quỹ hỗ trợ cũng không  thỏa mãn được nhu cầu của DN”, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng việc hỗ trợ nên là việc của hiệp hội DN, cần có thời gian để hiệp hội lớn lên. Còn phía Nhà nước nên tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết sản suất đổi mới sáng tạo… theo tính chất “vốn mồi”.

Một hướng đi khác được ông Bùi Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập. Theo đó, bản thân việc khởi sự kinh doanh đã chứa đựnng yếu tố rủi ro, trong khi đó với các chính sách ngân hàng hiện nay là hạn chế càng nhiều rủi ro càng tốt, vì vậy việc tiếp cận vốn chính ngạch khá khó khăn.

Vì vậy, thời điểm này rất cần sự ra đời của các Quỹ đổi mới sáng tạo, Quỹ đầu tư mạo hiểm. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tiến hành xây dựng hành lang pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm.

Còn GS. Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ tham vấn rằng, hiện tại các chính sách hỗ trợ DN của Việt Nam đang tập trung nhiều để phát triển nguồn “cung”. Việt Nam cũng cần phải đặc biệt lưu ý phần “cầu”, đó chính là thị trường đầu ra cho sản phẩm của DN.

Ông cho rằng thị trường tốt nhất cho các DN nhỏ và vừa hiện nay là tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đứng đầu là các tập đoàn xuyên quốc gia, vì vậy, Việt Nam cũng cần có chính sách ưu đãi nhất định đối với những “người khổng lồ” này.

Thành Đạt
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ