Nên cẩn trọng từng từ khi sửa đổi Hiến pháp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng Ban Biên tập Phan Trung Lý  được phân công là Người phát ngôn của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trong dự kiến Kế hoạch, việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 phải bảo đảm tính toàn diện, đánh giá khách quan và đúng đắn những giá trị tư tưởng chính trị – pháp lý được thể hiện trong Hiến pháp, những thành tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Việc tổng kết cần tính đến những yêu cầu, nội dung đặt ra phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

Từ đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Hiến pháp nhằm thể chế hóa kịp thời các đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội XI của Đảng.

Tại Phiên họp, các thành viên của Ủy ban đã đề nghị, cần lựa chọn vào Ban biên tập những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu Hiến pháp và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế để bảo đảm chất lượng của dự thảo.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – thành viên Ủy ban – cho rằng, Ban biên tập cần lưu ý, thận trọng trong từng câu chữ, từ ngữ dự kiến đưa vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như vậy mới đảm bảo tính chính xác, phổ quát của đạo luật gốc là Hiến pháp. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề xuất, phải có những chuyên gia thuộc thành phần dân tộc thiểu số trong Ban biên tập để bảo đảm tính hài hòa khi xây dựng dự thảo.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, các thành viên của Ủy ban đã quán triệt tốt tính hệ trọng, thời đại và trách nhiệm trong việc xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Song cần làm rõ hơn trách nhiệm, vai trò của các Ủy viên; tổ chức bộ máy chuyên trách trong thành phần Ban Biên tập để tổng hợp các báo cáo, ý kiến đóng góp, biên soạn một cách khoa học, đáp ứng những tiêu chí đề ra.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, quá trình hoạt động của Ủy ban phải bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời giữ vững nguyên tắc tập trung, dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Hoạt động của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang tính tổng hợp, nghiên cứu khoa học cao. Do đó, quá trình làm việc, một mặt phải đáp ứng các yêu cầu về khoa học pháp lý; đồng thời bám sát Cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng kết hợp với tình hình thực tiễn, xu thế thời đại để dự thảo sửa đổi có chất lượng cao. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, “đây là trách nhiệm của các thành viên Ủy ban trước Đảng, trước nhân dân”.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng nhất trí phân công Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng Ban Biên tập Phan Trung Lý  là Người phát ngôn của Ủy ban.

Theo dự thảo Quy chế hoạt động, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiệm vụ thảo luận các vấn đề thuộc nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; tổ chức tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; tập hợp ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp; nghiên cứu thông tin, tư liệu liên quan và xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992…

Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung sửa đổi Hiến pháp và biên soạn, chỉnh lý các văn bản này.

H.G
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam