Nghị định vênh luật!
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Quy định bãi bỏ Điều 151 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (quy định về điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng), tức là loại bỏ ngành nghề tư vấn lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng ra khỏi danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kèm theo Phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư). Tuy nhiên, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5.4.2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18.6.2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.6.2017 lại quy định tổ chức khi tham gia lĩnh vực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng  (Khoản 1, Điều 57). Trên thực tế, hoạt động lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng bao gồm nội dung chính là thiết kế, thẩm tra thiết kế cơ sở; lập, thẩm tra tổng mức đầu tư và một số nội dung liên quan khác… Trong đó, hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế; lập, thẩm tra tổng mức đầu tư (quản lý chi phí đầu tư xây dựng) đã được quy định là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng). Với quy định này, điều kiện đã chồng lên điều kiện, thủ tục chồng lên thủ tục vừa gây nên sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật vừa phát sinh chi phí cho quá trình tổ chức thực thi.

Hay, Khoản 4, Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung các luật về thuế quy định, đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh; tỷ lệ thuế suất dao động từ 0,5 – 5% tùy vào lĩnh vực, ngành nghề. Doanh thu để tính nộp thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động trên. Nếu cá nhân không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật. Quy định là vậy, nhưng Bộ Tài chính có công văn gửi các cơ quan thuế về việc triển khai thực hiện một số nội dung của luật, trong đó quy định các hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định trong một năm. Các hộ, cá nhân kinh doanh được thông báo từ cơ quan thuế địa phương, từ ngày 1.1.2015, do đã nộp thuế theo phương pháp khoán, không còn hình thức kê khai, nên không còn được mua hóa đơn từ cơ quan thuế. Nếu muốn mua hóa đơn thì hộ, cá nhân kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp. Như vậy, những tưởng là quy định theo đơn giản hóa cho người nộp thuế, cơ quan thu thuế lại phát sinh ra câu chuyện mua hóa đơn, “cưỡng ép” chuyển đổi mô hình hoạt động.

Những quy định như trên cần sớm được các cơ quan chức năng bãi bỏ, hoặc nếu có quy định thì cũng phải thống nhất, tránh “đá nhau” như đã xảy ra.

Phạm Hải
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân