Quản lý giá gas và sữa – nhiều bất cập và chồng chéo
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thưa Tiến sĩ, với sự tăng giá mạnh của gas, sữa… thì yêu cầu minh bạch cơ cấu giá để xem doanh nghiệp điều chỉnh hợp lý chưa là hoàn toàn chính đáng và cũng là mong mỏi của người tiêu dùng? Nhưng dường như điều này chúng ta chưa làm được?

– Trước hết tôi cho rằng thời gian qua giá gas và giá sữa tăng, đặc biệt là giá gas chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm tăng đến 3 lần và gần đây hàng loạt các mặt hàng sữa cũng có điều chỉnh thì rõ ràng khi chúng ta đặt vấn đề giá sữa trong nhóm hàng thuộc diện phải có sự kiểm soát đăng ký giá thì với diễn biến như vậy mà với cơ quan chức năng cũng đã có phản ứng. Tuy nhiên, chưa đạt được như chúng ta mong muốn thì rõ ràng đây cũng là vấn đề về câu chuyện quản lý.

Còn đối với giá gas chẳng hạn, mặc dù chúng ta chưa đưa vào nhóm cần được kiểm soát, đăng ký giá, tuy nhiên trước diễn biến này hiện nay chúng ta sử dụng gas là tương đối phổ biến. Do đó tôi cho rằng, sữa, gas và có thể có một nhóm mặt hàng khác có những biến động giá đột ngột như vậy thì ngoài câu chuyện liên quan tới các điều tiết của thị trường thì rõ ràng cũng cần bàn tay can thiệp quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng gas và sữa là mặt hàng có thị trường khá rộng với hàng ngàn hàng vạn đơn vị phân phối, bán lẻ, do đó việc quản lý giá gas, giá sữa và liên quan đến thị trường này thì cũng không hề đơn giản đối với cơ quan quản lý. Do đó tôi cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là chúng ta tìm cách lựa chọn những biện pháp như thế nào cho phù hợp, đáp ứng được cả yêu cầu về tuân thủ các quy luật thị trường nhưng đồng thời cũng là việc kiểm soát giá cả biến động của các mặt hàng này nó phù hợp và nó đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng về bình ổn giá.

Hiệp hội Gas xây dựng hẳn một khung giá cho các doanh nghiệp đại lý trong đó gồm có giá chi phí vận chuyển, giá kho bãi… nhưng chính các cơ quan chức năng Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính cũng khó có thể kiểm soát và bảo đảm tính hợp lý trong cơ cấu giá như mặt hàng gas. Vì chính Hiệp hội cho rằng giá thành và chi phí giá này đó là bí mật kinh doanh?

– Riêng đối với giá gas thì tôi không chia sẻ như vậy, bởi vì thứ nhất, gas phần khá lớn chúng ta nhập khẩu từ nước ngoài về do đó giá nhập khẩu là chúng ta biết, các chi phí liên quan đến nhập khẩu gas chúng ta cũng có thể nắm được và tương đối rõ ràng thông qua đầu mối nhập khẩu gas. Vấn đề thứ hai, nhóm gas mà chúng ta sản xuất trong nước thì rõ ràng các yếu tố này cũng có thể chúng ta nắm được. Do đó đứng ở khía cạnh phân tích biến động giá liên quan đến việc các chi phí sản xuất, chi phí đến lưu thông thì hoàn toàn cơ quan nhà nước có thể nắm được. Bởi vì ngoài chuyện liên quan đến giá thì cơ quan quản lý cụ thể ở đây là Bộ Công thương với tư cách quản lý các ngành nghề sản xuất liên quan đến thương mại, đối với mặt hàng gas hay Bộ Tài chính liên quan đến các khoản thu ngân sách từ các hoạt động kinh doanh gas, chẳng hạn hay là sản xuất gas. thì rõ ràng họ sẽ nắm được diễn biến của các chi phí như vậy và có thể nhận ra đó là những báo cáo hợp lý hay không liên quan đến câu chuyện không chỉ minh bạch công khai cho toàn thể xã hội mà còn liên quan đến các báo cáo và các trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước. Do đó chúng tôi cho rằng giải thích như vậy là chưa hợp lý.

Mà thực ra ở đây chúng ta quan tâm tới mặt hàng gas hay sữa chủ yếu vận động theo quy luật của thị trường do đó ngoài câu chuyện trách nhiệm của cả cơ quan quản lý nhà nước hay là của các đơn vị sản xuất kinh doanh gas hay sữa chẳng hạn thì nó còn vận động theo quy luật của thị trường. Tôi cho rằng đây chính là điểm mấu chốt mà tại sao cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm ra được biện pháp để ổn định được thị trường gas thị trường sữa, để nó vừa phục vụ mục tiêu đáp ứng được khả năng trình độ cơ quan quản lý nhà nước nhưng đồng thời nó cũng phải đáp ứng được quy luật vận động của thị trường.

Đối với nhiều mặt hàng, kể cả mặt hàng sữa và gas thì chính các doanh nghiệp hay các đại lý đầu mối quen với việc yêu cầu là đăng ký giá với cơ quan quản lý. Cục Quản lý giá tiếp nhận đăng ký và kê khai còn việc kiểm tra xem xét đơn vị có bán đúng giá hay không thì lại thuộc Bộ Công thương, rõ ràng ở đây có sự chồng chéo và chưa ổn trong công tác quản lý giá, thưa Tiến sĩ?

– Tôi không ít lần đã nói rằng hiện nay, đại đa số hàng hóa dịch vụ ở Việt Nam chứ không chỉ riêng có gas và sữa thì chúng ta đang có bất cập, tức là Bộ Công thương thì quản lý liên quan về thị trường và riêng về phần giá thì liên quan đến Bộ Tài chính, trong khi thị trường và giá cả là các bộ phận hữu cơ và có liên quan chặt chẽ với nhau và thậm chí phản ánh biến động thị trường và ngược lại giá cả biến động chẳng hạn thì nó sẽ gây bất cập trên thị trường. Mà khi chúng ta đưa ra 2 cơ quan quản lý như vậy đối với 2 bộ phận quan trọng trên thị trường như vậy thì rõ ràng nếu thiếu sự phối hợp giữa Bộ Công thương với Bộ Tài chính tức là cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ tạo rất nhiều bất cập.

Có một thực tế là liên tục trong nhiều năm qua, nhiều đầu mối kinh doanh gas hay sữa đã quen với việc không đăng ký giá, hoặc là đăng ký là để cho có. Nhưng dường như chúng ta không có những biện pháp gì để mà ngăn chặn?

Hiện nay chúng ta đang bàn đến câu chuyện là dự thảo về luật giá và trong đó có liên quan đến các nhóm hàng bình ổn giá cũng như những nhóm hàng nhà nước phải định giá và có thể trong đó hiện nay đã có mặt hàng sữa và có thể bổ sung một số mặt hàng khác mà tôi cũng không loại trừ là gas. Trong những biện pháp đó thì có biện pháp đăng ký giá. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay rất nhiều chuyên gia đề nghị là chúng ta nên bỏ biện pháp đăng ký giá, biện pháp quản lý này không hiệu quả. Tôi cho rằng chúng ta cần phải lựa chọn biện pháp khác hiệu quả hơn so với biện pháp như đăng ký giá hay là kê khai giá.

Vấn đề thứ hai tôi cho rằng đây liên quan đến câu chuyện quản lý. Rõ ràng là chúng ta khó quản lý được hàng ngàn hàng vạn các đơn vị đại lý bán lẻ. Như vậy rõ ràng bên cạnh các biện pháp kiểm tra, kiểm soát công khai minh bạch thì cần có các biện pháp về chế tài, phạt nặng các đơn vị mà họ vi phạm các quy định. Tôi mở ngoặc là đây không liên quan đến đăng ký giá hay kê khai giá mà các quy định của cơ quan quản lý nhà nước thì họ sẽ phạt thật nặng thì bản thân các đơn vị như vậy họ sẽ phải thấy do phạt nặng quá thì họ sẽ tuân thủ hơn các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước, bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thì như vậy chúng ta sẽ tăng được hiệu lực hiệu quả quản lý hơn.

Giá sữa cũng như nhiều mặt hàng trong những năm qua tăng giá liên tục. Vậy chúng ta nên có biện pháp gì để cải thiện tình hình này?

– Thứ nhất, chúng ta đã biết hiện nay sữa là do khá nhiều nhà cung cấp khác nhau và quan điểm cá nhân của tôi thì tôi cho rằng hiện nay thị trường sữa với hàng ngàn hàng vạn các nhãn hiệu sữa khác nhau thì có thể nói đây là một thị trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo. Do đó mà khả năng gọi là móc ngoặc hay là làm giá trên thị trường sữa thì tôi cho rằng nó khó rất nhiều. Tuy nhiên cũng có thể có một vài hiện tượng đơn lẻ tôi nghĩ khả năng này tương đối thấp. Thứ hai, sữa cùng với sự phát triển kinh tế Việt Nam thì ngày càng trở thành mặt hàng, nhóm hàng tương đối thiết yếu. Thứ ba, làm thế nào để mặt hàng sữa vừa đáp ứng được nguồn cung và mặt cầu, đồng thời với một giá cả hợp lý để cho đại đa số người tiêu dùng VN có thể tiếp cận được với sản phẩm sữa cùng với sự phát triển của kinh tế.

Đối với cơ quan quản lý nếu như chúng ta xác định rằng sữa là một mặt hàng cần phải đưa vào để kiểm soát bình ổn giá thì rõ ràng câu chuyện về kiểm soát chi phí sản xuất là mối quan tâm đầu tiên. Còn thực ra liên quan đến chi phí sản xuất liên quan đến giá thành thì các cơ quan quản lý nhà nước luôn luôn vẫn phải kiểm tra, kiểm soát bởi vì cái đó không chỉ liên quan câu chuyện bình ổn giá mà còn liên quan tới câu chuyện về các khoản thu cho ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh doanh sữa. Do đó đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo như vậy thì ngoài sự trông đợi cơ quan quản lý nhà nước thì dường như việc biến động về giá sẽ được cân đối điều tiết theo quy luật của thị trường và chủ yếu ở đây theo quy luật cung cầu liên quan đến quy luật về cạnh tranh trên thị trường tương đối hoàn hảo. Và như vậy người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn được các sản phẩm sữa phù hợp với yêu cầu của mình, với mức giá phù hợp.

Thưa Tiến sĩ, như vậy trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đây đó là câu chuyện kiểm soát giá thành của sản phẩm?

– Một trong những trách nhiệm của cơ quan quản lý là kiểm soát giá thành của sản phẩm và một trách nhiệm của cơ quan quản lý nữa không kém phần quan trọng đó là liên quan đến câu chuyện làm sao để đưa được thông tin một cách công khai minh bạch nhất liên quan tới chất lượng, liên quan tới giá cả của các sản phẩm sữäa để người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn và hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp với mình. Các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói chung cũng như quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến mặt hàng sữa nói riêng, liên quan đến không chỉ câu chuyện về chất lượng mà còn liên quan đến câu chuyện về giá cả, liên quan đến cả khả năng tiếp cận các sản phẩm sữa.

– Xin cám ơn Tiến sĩ!

Đức Thành thực hiện
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân