Quy định khung giá và cơ chế điều chỉnh linh hoạt giá điện
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tại Tờ trình, Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Do điện là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nên việc thực hiện cơ chế thị trường đối với một số khâu của điện phải có lộ trình và có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước sẽ quy định khung giá đối với các khâu này, đồng thời cũng cần thiết có cơ chế điều chỉnh linh hoạt.

Nhà nước định mức giá cụ thể đối với: giá truyền tải, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Còn đối với các khâu: phát điện, bán buôn điện, bán lẻ điện sẽ thực hiện cạnh tranh theo lộ trình thị trường phát điện, bán buôn điện, bán lẻ điện cạnh tranh nhưng Nhà nước vẫn cần quản lý bằng những hình thức thích hợp về giá như: Nhà nước quy định khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân và khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện và doanh nghiệp cạnh tranh trong khung giá để tránh hiện tượng các doanh nghiệp có thể liên kết thỏa thuận mức giá quá cao, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Cũng theo Tờ trình, để thực hiện Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và sự phát triển của ngành điện trong tương lai, đề nghị giao Thủ tướng Chính phủ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Việc quy định các mức giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện sẽ giao cho Bộ Công Thương thực hiện. Việc Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện là để đảm bảo mức giá cụ thể của từng thành phần khách hàng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng sử dụng điện.

Ngoài vấn đề điện, Chính phủ cũng đề nghị chỉnh lý Điều 19 (Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) và Điều 22 (Thẩm quyền định giá) của Dự thảo Luật Giá.

Nguồn: TTXVN/Tin tức