Quy định mới về TTCK: Nhiều DN có thể phải chuyển sàn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chuẩn mới ở mức cao

Theo dự thảo, tiêu chuẩn về vốn niêm yết tại HoSE sẽ được nâng từ mức 80 tỉ đồng hiện nay lên mức 120 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Cty đăng ký niêm yết phải có ít nhất hai năm hoạt động dưới hình thức CTCP tính đến thời điểm đăng ký niêm yết và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết (ngoại trừ DN nhà nước CPH gắn với niêm yết).

Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của DN muốn niêm yết phải có năm gần nhất với năm niêm yết tối thiểu là 5%. Ngoài ra, DN cũng phải có tối thiểu 20% CP có quyền biểu quyết của Cty do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp DN nhà nước chuyển đổi thành CTCP theo quy định của Thủ tướng. DN cũng phải không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật…

Tiêu chuẩn niêm yết tại HNX được xem là nhẹ hơn HoSE, nhưng các DN này vẫn phải đáp ứng chỉ tiêu vốn ở mức từ 30 tỉ đồng trở lên so với mức 10 tỉ đồng hiện tại. Cty niêm yết trên HNX cũng phải có ít nhất một năm hoạt động dưới hình thức CPCP. DN phải có tối thiểu 15% CP có quyền biểu quyết của Cty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp DN nhà nước chuyển đổi thành CTCP.

Đối với CTCP hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN sẽ do Bộ Tài chính quy định điều kiện niêm yết.

Nhiều DN sẽ phải chuyển sàn

Việc nâng cao các tiêu chí, trong đó có nâng cao chỉ tiêu vốn pháp định khi niêm yết là điều đã được quan quản lý thị trường đề cập từ khá lâu nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa của thị trường CK. Và quy định trên bao gồm cả việc nâng chỉ tiêu vốn cũng là nằm trong lộ trình phát triển của thị trường. Tuy nhiên, nếu quyết định này có hiệu lực thi hành thì chỉ chiếu theo quy định về vốn pháp định thì hiện có khá nhiều DN đang niêm yết sẽ không đủ tiêu chuẩn và có thể sẽ phải chuyển sàn.

Thống kê cho thấy, trên HSX hiện có tới 86 DN và HNX có 87 DN có VĐL dưới mức quy định mới. Để trụ lại được trên sàn, 86 DN tại HSN sẽ phải huy động tới số vốn trên 2.000 tỉ đồng nữa. Còn các DN trên sàn HNX sẽ phải bổ sung thêm trên 1.000 tỉ đồng nữa. Tổng cộng trên cả hai sàn, các DN sẽ phải bổ sung trên 3.000 tỉ đồng. Ở thời điểm hiện nay thì số vốn lớn trên khó có thể huy động được, trong bối cảnh VN-Index còn dập dình trong vùng 450 – 500 điểm và HNX-Index dao động quanh ngưỡng 100 điểm. Một số DN có số vốn sát với mức quy định thì có thể dùng biện pháp như chia thưởng CP hoặc chào bán với số lượng không lớn ở mức giá hấp dẫn NĐT.

Nhưng với các DN có mức vốn thấp hơn nhiều so với quy định thì sẽ không có nhiều lựa chọn. Làm cách nào để thuyết phục NĐT bỏ tiền ra mua CP trong trường hợp phát hành thêm hay làm cách nào thuyết phục được các đối tác, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược đầu tư thêm vốn được coi là bài toán không dễ tìm câu trả lời. Nhất là trong bối cảnh tín dụng bị thắt chặt, các tổ chức tín dụng đang phải tạm ngừng hoặc hạn chế tốc độ phát triển tín dụng vào các lĩnh vực phi sản xuất.

Trước đó, khi Nghị định 14/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, làn sóng phát hành tăng vốn của các DN niêm yết trên cả hai sàn để quyết tâm bám trụ. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được gia hạn thì vẫn có không ít DN không thể huy động được vốn và buộc phải chuyển sang niêm yết tại HNX hoặc chuyển xuống sàn UpCOM. Do đó, nếu thực hiện quyết định này thì nhiều DN niêm yết phải tính dần tới phương án chuyển sàn.

Lưu Thủy
Nguồn: Báo Điện tử Lao động