TAND Tp. Đà Nẵng: Tọa đàm đánh giá một số quy định của BLDS năm 2005
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Vừa qua, TAND Tp. Đà Nẵng phối hợp với Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm đánh giá một số quy định của BLDS năm 2005 từ thực tiễn xét xử của ngành TAND. Tham dự buổi Tọa đàm, có đồng chí Đặng Ánh, Phó Chánh án TAND Tp. Đà Nẵng; Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp; các đồng chí Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký TAND thành phố và TAND các quận, huyện của Tp. Đà Nẵng.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đồng chí Đặng Ánh cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi BLDS năm 2005 là hết sức cần thiết nhằm điều chỉnh những quan hệ dân sự mới phát sinh trong tình hình mới. Tuy nhiên, những sửa đổi này phải dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng như cơ sở thực tiễn. Những quy định, chế định nào không phù hợp sẽ hủy bỏ, những chế định không thể thiếu trong Bộ luật thì vẫn được giữ nguyên.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, vướng mắc trong thực tiễn công tác xét xử. Theo đó, có nhiều vấn đề chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật hoặc đề cập một cách chung chung dẫn đến bất cập trong nhận thức. Trong nhiều trường hợp, còn thiếu sự thống nhất giữa hướng dẫn của TANDTC, các văn bản hướng dẫn luật, văn bản của các cơ quan chức năng khác (Bộ, ngành, địa phương). Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung làm rõ một số bất cập, tồn tại của BLDS năm 2005 như các quy định về sở hữu, về chủ thể, về hợp đồng dân sự, mối quan hệ giữa BLDS với các Luật chuyên ngành, các vướng mắc trong vấn đề thừa kế, phân chia di sản, về bồi thường thiệt hại, v.v…

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp đánh giá: thực tiễn xét xử đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vướng mắc của BLDS năm 2005, để từ đó giúp luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật này là cần thiết cho phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay, kịp thời giải quyết những tranh chấp một cách nhanh gọn, hiệu quả và công bằng.

PD
Nguồn: Báo điện tử Công lý