Thể hiện tiếng nói, vai trò của người lao động trong xây dựng, phát triển đất nước giai đoạn mới 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
“Góp ý văn kiện Đại hội phải trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tiếng nói, vai trò của người lao động (NLĐ) trong tham gia với Đảng về những vấn đề xây dựng, hoạch định đường lối, chủ trương phát triển đất nước trong giai đoạn mới”. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại hội nghị góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều nay, 26.10.

Góp ý dự thảo Văn kiện phải trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, dự thảo Văn kiện đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo, có bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung quan trọng của các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo mà Đảng ta đã đề ra và từng bước hoàn thiện qua các kỳ Đại hội. Đề ra mục tiêu tổng quát là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, dự thảo cũng đề ra12 định hướng phát triển đất nước trong thời kỳ chiến lược 10 năm 2021-2030, sáu nhiệm vụ trọng tâm, ba đột phá chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể với nhiều nội dung đổi mới quan trọng, toàn diện.

<img alt="" height="479" src="” width=”850″ />
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại hội nghị

Nhằm tập hợp trí tuệ của đoàn viên, người lao động cả nước góp ý vào văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã vận động đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia đóng góp ý kiến; tổng hợp, phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các nguyện vọng tâm huyết, xác đáng của người lao động. Chủ tịch Nguyễn Đình Khang cũng nhấn mạnh, hội nghị được tổ chức với mục tiêu nhận diện rõ những thời cơ, thách thức đặt ra đối với tổ chức công đoàn trong tình hình mới; tập hợp trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ cán bộ công đoàn trong nghiên cứu, đề xuất, bổ sung vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị.

“Góp ý văn kiện Đại hội phải trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tiếng nói, vai trò của người lao động trong tham gia với Đảng về những vấn đề xây dựng, hoạch định đường lối, chủ trương phát triển đất nước trong giai đoạn mới”.

Tạo điều kiện cho tổ chức của NLĐ ngoài hệ thống công đoàn hoạt động lành mạnh, đúng pháp luật

Góp ý tại hội nghị, đa số các ý kiến đều đồng tình với dự thảo Văn kiện, nhất trí cao với quan điểm chỉ đạo của Đảng trong tầm nhìn và định hướng phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Từ thực tiễn của hoạt động công đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Công đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Thị Minh nêu thực trạng hiện nay, đại bộ phận cán bộ công đoàn cấp cơ sở làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Cán bộ công đoàn cũng là người lao động do người sử dụng lao động trả lương.

“Có những lúc trong thực hiện nhiệm vụ, để bảo vệ quyền lợi cho những người lao động khác, cán bộ công đoàn phải chấp nhận sự phản ứng tiêu cực từ phía người sử dụng lao động và hy sinh quyền lợi của bản thân”, bà Minh nói.

Từ thực tế đó, bà Minh đề nghị, cần tăng cường cán bộ công đoàn cơ sở chuyên trách cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước và tạo cơ chế bảo vệ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn, đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn.

Đề cập đến tổ chức của người lao động ngoài hệ thống công đoàn Việt Nam, bà Minh đề nghị, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn các công cụ, biện pháp quản lý nhằm bảo đảm sự ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội, cạnh tranh bình đẳng để thể hiện được vai trò đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thành viên của mình trên tinh thần tôn trọng các tổ chức khác của người lao động và tôn trọng lợi ích của người sử dụng lao động.

Đức hỗ trợ công nhân dệt may gặp khó khăn do COVID-19, trong đó có Việt Nam
Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức hỗ trợ công nhân dệt may gặp khó khăn do Covid-19, trong đó có Việt Nam
Ảnh: minh họa

Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động vẫn còn diễn ra phổ biến nhưng chưa được xử lý nghiêm. Một số địa phương chỉ chú trọng đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư mà chưa chú ý đúng mức đến sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống, thu nhập, nhà ở, cải thiện môi trường sống, điều kiện lao động cho công nhân, nên đã xảy ra nhiều tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tỉnh Hà Giang Nguyễn Thị Như Huệ

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam Phạm Thị Thanh Tâm cho rằng, để bảo đảm vai trò, vị thế, tổ chức và hoạt động của các cấp công đoàn thuộc hệ thống, ngoài việc tổ chức công đoàn cần chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng đại diện để tạo niềm tin của người lao động, sự tôn trọng của giới chủ, rất cần sự đồng thuận và bảo vệ của Đảng và cả hệ thống chính trị, tránh việc không kiểm soát được các tổ chức núp danh, lợi dụng dân chủ, tự do để thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động vì những động cơ, mục đích không trong sáng, gây bất ổn xã hội. Do vậy, để bảo đảm cho giai cấp công nhân luôn là đội quân tiên phong trong Đảng, thì Đảng cần quan tâm đến xây dựng lượng này, quan tâm đến tổ chức nào xứng đáng và đủ độ tin cậy để đại diện, đồng hành với người lao động trong giai đoạn mới.

Cơ bản nhất trí với dự thảo Văn kiện, Phó Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Khánh Chi cho rằng, hiện nay, vấn đề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội nước ta và trên toàn cầu. Việc bảo vệ môi trường đặc biệt quan trọng cùng với phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề nghiêm trọng, đã được Văn kiện tại nhiều Đại hội Đảng chỉ ra nhưng chưa giải quyết được. Vì vậy, dự thảo Văn kiện cần bổ sung nội dung “bảo vệ môi trường”, “phát triển kinh tế – xã hội” là trung tâm, bà Chi nêu kiến nghị.