10 sự kiện thương mại 2007
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

2. Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành tại Nghị quyết số 16, ngày 27/2/2007 nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới”.

3. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên dự Hội nghị Thương mại toàn quốc – 2007 tại Hà Nội, với bài phát biểu quan trọng gợi mở những giải pháp cốt tử để phát triển thương mại nhanh, bền vững. Tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao thưởng cho các đơn vị đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”.

4. Thành lập Bộ Công Thương trên cơ sở hợp nhất hai Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Đây là sự trở lại tên gọi Bộ Công Thương ra đời năm 1951, theo Sắc lệnh số 21 – SL ngày 14/5/1951 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Với vị thế mới, ngành Công nghiệp chiếm 41% và ngành Thương mại chiếm 22% GDP cả nước, ngành Công Thương một lần nữa khẳng định vị trí đầu tầu của một ngành kinh tế lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước.

5. Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, tại Quyết định số 27, ngày 15/2/2007. Theo đó, từ 2006 đến 2010 là bước đột phá, tạo tiền đề cho quá trình chủ động mở cửa thị trường; từ 2010 đến 2015 tích lũy về lượng để giai đoạn 2016 đến 2020 nhảy vọt về chất, định hình một nền thương mại phát triển mạnh theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.

6. Ngày 21/6/2007 tại Oasinhtơn, trong khuôn khổ chuyến đi thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Việt Nam – Hoa Kỳ ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA), mở đường cho việc tiến tới các thương thuyết về hai Hiệp định Đầu tư song phương (BIT) và Ưu đãi thương mại (PTA) và sau đó mới tiến tới một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).

7. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, đạt 48 tỷ USD tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với chỉ tiêu Quốc hội giao (tăng 17,4% – 46,76 tỷ USD).

8. Chính sách mới về quản lý xăng dầu, được ban hành tại Quyết định số 55 ngày 6/4/2007, theo đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước không bù lỗ.

9. Trị giá nhập siêu cùng tỷ lệ nhập siêu lớn nhất trong mấy năm gần đây. Tuy vậy ngoài nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hóa tăng, các nguồn vốn vay, kiều hối, viện trợ, xuất khẩu dịch vụ… đều tăng, nên cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát.

10. Chỉ số tăng giá (CPI) tới 2 con số, cao nhất trong 10 năm gần đây.

Nguồn: Báo Thương mại